Đánh giá sự phù hợp của kênh huy động vốn đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

Kênh huy động vốn từ nguồn lợi nhuận để lại có thể phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Vì không một công ty nào hoạt động trên thị trường mà không có những hoạt động tích luỹ vốn để nâng cao năng lực sản xuất cũng như là mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Thêm vào đó nó phù hợp với mọi công ty là vì phần lợi nhuận để lại này thuộc quyền sử dụng và sở hữu của công ty nên công ty có thể dễ dàng sử dụng và tiếp cận, công ty có quyền quyết định sử dụng nó như thể nào cho phù hợp với điều kiện của công ty cũng như là mục đích của công ty.

5.1.2. Vốn dự phòng.a. Khái niệm. a. Khái niệm.

Đây là phần vốn chủ sở hữu được tích luỹ từ lợi nhuận để chi trả các khoản thua lỗ có thể của doanh nghiệp hoặc dự phòng giảm giá tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi…

b. Ưu điểm.

Việc huy động vốn từ nguồn quỹ dự phòng này có những ưu điểm sau. Ưu điểm thứ nhất của nguồn vốn từ quỹ dự phòng của công ty là việc huy động vốn từ phần quỹ dự phòng của công ty sẽ làm giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi khi phải đi vay bên ngoài. Nhờ có phần vốn từ

nguồn quỹ dự phòng này mà công ty không phải đi vay phần vốn tương ứng từ các nguồn khác nhờ đó sẽ làm giảm được các khoản nợ mà công ty phải chịu khi phải đi vay, và nhờ đó sẽ không phải chịu chi phí đi vay là trả lãi và còn các chi phí khác như là chi phí cho việc phát hành trái phiếu khi muốn vay vốn từ phát hành trái phiếu hay là chi phí cho phát hành cổ phiếu…

Ưu điểm thứ hai của nó là sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài vì khi mà có phần vốn từ nguồn quỹ dự phòng này sẽ làm giảm tương ứng phần vốn phải đi vay từ bên ngoài từ đó làm giảm sự phụ thuộc. Vì khi đi vay từ bên ngoài dù nó là nguồn nào như vay tín dụng ngân hàng ta phải chịu những điều kiện rằng buộc về thế chấp, những rằng buộc về lãi suất, thời gian trả lãi, thời hạn trả nợ… nó là một sự rằng buộc đối với doanh nghiệp, hay là đi vay tín dụng thương mại thì ta cũng phải chịu những điều kiện rằng buộc như thời hạn trả nợ…

c. Nhược điểm.

Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm như là khối lượng huy động được từ nguồn này phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì quỹ dự phòng sẽ nhiều trong khi với những doanh nghiệp nhỏ thì nguồn vốn này có thể không nhiều.

Một nhược điểm nữa là khi dùng quỹ dự phòng vào làm vốn kinh doanh khi xảy ra giảm giá hoặc kinh doanh thua lỗ ta sẽ không có nguồn để bù đắp.

Một phần của tài liệu những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w