công ty tương đối an toàn khi mà khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo tương đối an toàn. Nó giúp cho công ty có thể hoạt động suôn sẻ mà không phải quá lo lắng cho những khoản nợ đến hạn phải trả. Nhưng điều đó không có nghĩa là công ty có thể yên tâm hoàn toàn vì đặc thù của ngành là ít có tồn kho, nếu có thì là tồn kho nguyên vật liệu do vậy mà khả năng thanh khoản là không lớn. Thêm vào đó thì hiện nay do số nợ ngắn hạn của công ty vẫn còn ở trong ngưỡng cho phép do vậy mà cũng tạo điều kiện cho công ty có thể có được những khoản vay ngắn hạn khi cần thiết. Điều này là rất quan trọng với công ty khi mà trong lĩnh vực xây lắp thì có rất nhiều lúc ta cần những khoản vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sử dụng tức thời. Nhưng công ty cũng cần có những chính sách vay vốn hợp lý để đảm bảo cơ cấu các khoản vay hợp lý để đảm bảo cân bằng khả năng thanh toán.
4. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụngvốn. vốn.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì chúng ta có thể thông qua các chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và tỷ suất lợi nhuận so với chi phí.
Trước tiên ta xem xét tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản. Thì chỉ tiêu này bằng lợi nhuận chia cho tổng tài sản của công ty. Tính đến năm 2006 thì tổng tài sản của công ty bằng 12 tỷ đồng và lợi nhuận tổng cộng của công ty từ các hoạt động là 1,71 tỷ đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là 1,71/12 bằng 0.1425 tức là 14,25%. Ta có thể thấy rằng tỷ suất này của công ty là tương đối lớn khi mà đạt được hơn 14% đây có thể được coi là một thành công của công ty khi mà đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn (tài sản) của công ty.
Tiếp theo ta xem xét tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu. Ở đây thì trong đề tài chỉ xét đến tổng doanh thu và lợi nhuận của toàn công ty chứ không xem xét riêng từng lĩnh vực.
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = Lợi nhuận Doanh thu
Nếu như trong năm đầu tiên đi vào hoạt động thì doanh thu của công ty đạt 1,1 tỷ đồng còn lợi nhuận chỉ khiêm tốn ở mức 0,3 tỷ đồng do vậy mà tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu trong năm là 27,27% đây là một con số không nhỏ so với một công ty mới đi vào hoạt động nên có thể nói rằng công ty đã bước đầu kinh doanh có hiệu quả. Tính đến năm 2005 thì tỷ suất này của công ty là 22,22% khi mà doanh thu của công ty đạt 6,3 tỷ đồng còn lợi nhuận là 1,4 tỷ đồng. Tuy so với năm 2000 thì con số này đã giảm đi đôi chút nhưng điều đó không có nghĩa là công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn trước mà trái lại trong năm 2005 công ty vẫn hoạt động có hiệu quả vì số tương đối có thể giảm xuống nhưng mà số tuyệt đối vẫn tăng lên. Việc tỷ suất này giảm xuống
có thể là do công ty đã được mở rộng hơn nên nó có thể kéo theo tỷ suất này giảm xuống. Và đến năm 2006 thì tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu của công ty vẫn giữ ở mức 22,22% với doanh thu là 7,7 tỷ đồng và lợi nhuận là 1,71, tỷ đồng. Tuy rằng so với năm 2005 thì tỷ suất này tăng lên nhưng mà hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn được đảm bảo.
Cuối cùng ta xem xét đến tỷ suất lợi nhuận so với chi phí. Thì ở đây đề tài cũng chỉ xem xét đến chi phí của toàn bộ công ty và lợi nhuận toàn công ty.
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí = Lợi nhuận Chi phí
Trong năm đầu tiên đi vào hoạt động thì chi phí của toàn công ty là 0,8 tỷ đồng và lợi nhuận là 0,3 tỷ đồng do vậy mà tỷ suất này của năm 2000 là 37,5% đây cũng là một con số lớn nói lên được bước đầu hiệu quả hoạt động của công ty ở ngay trong năm đầu tiên đi vào hoạt động. Và đến năm 2005 thì tỷ suất này của công ty là 28,57% khi mà chi phí là 4,9 tỷ đồng và lợi nhuận là 1,4 tỷ đồng. Tuy so với năm 2000 thì tỷ suất này đã giảm xuống điều này là dễ hiểu khi mà so với năm 2000 thì quy mô hoạt động của công ty trong năm 2005 đã được mở rộng nên do vậy mà chi phí tăng lên tuy rằng lợi nhuận cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. Và sang đến năm 2006 thì tỷ suất này đạt ở mức 28,55% giảm đi không đáng kể so với năm 2005.
Nhìn chung trong những năm qua thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã kinh doanh có hiệu quả khi mà các xem xét bằng các chỉ tiêu ở trên. Khi mà ta thấy rằng các chỉ tiêu luôn ở mức cao tuy rằng qua các năm thì các chỉ tiêu này có giảm đi nhưng đó là điều dễ hiểu khi quy mô của công ty tăng lên thì các chỉ tiêu tương đối này cũng sẽ giảm xuống. Trong thực tế hoạt động của công ty cũng nói lên hiệu quả hoạt động của công ty khi mà doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên qua
các năm và quy mô công ty được mở rộng kèm theo đó là thị trường hoạt động của công ty cũng được mở rộng.
4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn thì ta có thể xem xét trên hai chỉ tiêu là sức sản xuất của đồng vốn và sức sinh lợi của đồng vốn. Sức sản xuất của đồng vốn chính là việc ta xem xét một đồng vốn bỏ ra thì ta có được bao nhiêu đồng doanh thu. Còn sức sinh lợi của đồng vốn là ta xem một đồng vốn bỏ ra ta có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trước tiên ta xem xét chỉ tiêu sức sản xuất của nguồn vốn. Thì thông qua chỉ tiêu này ta có thể xem một đồng vốn bỏ ra có được bao nhiêu đồng doanh thu.
Sức sản xuất của nguồn vốn = Doanh thu Tổng nguồn vốn
Thì tính đến năm 2006 thì doanh thu của công ty đạt được con số là 7,7 tỷ đồng còn tổng nguồn vốn bằng tổng tài sản của công ty là 12 tỷ đồng như vậy thì chỉ tiêu này của công ty trong năm 2006 là 64,17% đây là một con số khá lón khi mà cứ một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được 0,64 đồng doanh thu. Qua đó ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty là cao. Nếu như so với năm 2003 thì chỉ tiêu này của công ty đạt ở mức 65% thì có giảm đi đôi chút nhưng mà nó cũng nói lên hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty.
Tiếp theo ta xem xét chỉ tiêu sức sinh lợi của nguồn vốn. Chỉ tiêu này cho ta thấy được cứ một đồng vốn bỏ ra thì ta có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lợi của nguồn vốn = Lợi nhuận Tổng nguồn vốn
Theo chỉ tiêu này thì trong năm 2006 thì sức sinh lợi của đồng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là 14,25% tức là cứ một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về 0,14 đồng lợi nhuận. Nếu so với năm 2003 thì sức sinh lợi của đồng vốn của công ty là 14,88% tức là cứ một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về 0, 15 đồng lợi nhuận. Qua đó ta có thể thấy rằng tuy sức sinh lợi của đồng vốn của công ty có giảm đi qua các năm nhưng mà giảm đi không nhiều điều này có thể nói lên rằng công ty đã sử dụng tương đối hiệu quả nguồn vốn của mình khi mà có được một kết quả cao thông qua chỉ tiêu trên.
Nhìn chung thì công tác sử dụng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là tương đối có hiệu quả khi mà mỗi đồng vốn mà công ty bỏ ra đều đem về cho công ty những đồng doanh thu và lợi nhuận tương đối cao. Điều này đã được chứng minh bằng cả những con số và trên thực tế khi mà doanh thu và lợi nhuận của công ty đã không ngừng tăng lên cùng với đó là quy mô công ty được mở rộng và thị trường hoạt động được mở rộng.