Cùng với đà phát triển của công ty thì nhu cầu vốn của công ty cũng sẽ không ngừng được tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và phát triển của công ty. Nhưng hiện nay thì mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của công ty bằng những kênh hiện thời cũng có một số khó khăn nhất định. Khi mà để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty thì mỗi năm công ty cần huy động thêm vào hoạt động đầu từ từ 3 đến 4 tỷ đồng nhưng hiện này thì các kênh huy động vốn hiện nay của công ty đã có những dấu hiệu chững lại.
Với nguồn lợi nhuận để lại thì công ty cũng không thể mở rộng nhiều được một cách quá mức vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc chia lãi cổ tức cho các cổ đông. Thêm vào đó là dù doanh thu và lợi nhuận của công ty có tăng
đều liên tục qua các năm thì do quy mô công ty còn nhỏ lên doanh thu và lợi nhuận cũng không thể lớn được do vậy mà mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của công ty từ nguồn này là tương đối hạn chế.
Còn đối với nguồn vay tín dụng ngân hàng thì hiện nay đây là nguồn huy động vốn chính của công ty qua các năm qua nhưng mà hiện nay số lượng vốn vay từ ngân hàng cũng đã khá lớn mặc dù chủ yếu là các khoản vay dài hạn. Nhưng do hạn chế về quy mô doanh nghiệp và quy mô tài sản nên công ty cũng không thể tiến hành vay quá nhiều từ nguồn này. Dù vậy thì trong thời gian tới công ty vẫn có thể vay thêm các khoản vay dài hạn từ nguồn này mà vẫn chưa phải quá mức lo lắng về khả năng trả nợ.
Với nguồn vay tín dụng thương mại thì hiện nay với việc số nợ ngắn hạn mà công ty đang có chiếm khoảng 28% tổng nợ thì công ty vẫn có thể an tâm vào các khoản vay ngắn hạn. Do vậy đây cũng là một kênh huy động vốn mà công ty trong thời gian tới vẫn có thể sử dụng nhưng công ty cần phải có những giải pháp vay phù hợp để đảm bảo khả năng trả nợ.