Nhóm giải pháp về điều kiện khách quan

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở bến tre hiện nay (Trang 65 - 82)

- Thứ ba, vai trò của nông dân Bến Tre với tính cách là nguồn nhân lực cơ bản nhất đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn

2.2.2.2. Nhóm giải pháp về điều kiện khách quan

- Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của địa phơng một cách hợp lý theo hớng CNH, HĐH

Khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, tiến hành CNH, HĐH đất nớc, cùng với quá trình phân công lại lao động xã hội, yêu cầu rất quan trọng luôn đợc đặt ra là phải từng bớc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đến công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Cùng với xu thế chung của cả nớc, liên tục trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Bến Tre cũng chuyển dịch theo hớng tỷ trọng nông nghiệp ngày càng

giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Nếu nh năm 2003, khu vực I (nông nghiệp) từ 62,1% đến năm 2005 ớc giảm còn 58,1%; khu vực II (công nghiệp và xây dựng) từ 14,6% ớc tăng lên 17,6%; khu vực III (dịch vụ) từ 23,3% ớc tăng lên 24,3%. Nh vậy, tốc độ thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của Bến Tre là nhanh và đúng hớng. Nhng đối với Bến Tre hiện nay, để sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có bớc phát triển nhảy vọt, điều quan trọng hơn hết là tỉnh nên chú trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bởi lẽ cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý sẽ quyết định việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tối u các nguồn lực về đất đai, vốn, sức lao động và cả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, quyết định tốc độ phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn, chuyển mạnh kinh tế nông thôn sang kinh tế hàng hoá.

Để cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Bến Tre đạt hiệu quả cao nhằm mục đích tạo đợc nhiều việc làm cho hàng vạn lao động, cải thiện cuộc sống cho nông dân, theo tác giả, cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Trớc hết, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hớng CNH, HĐH cần đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ mới nhất của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá,... vào trong quá trình sản xuất. Song song đó cần tăng cờng công tác khuyến nông, khuyến ng, phát triển các vùng chuyên canh. Cho nên cần có quy hoạch khoa học và nhất là phải phù hợp với điều kiện sinh thái của cả ba vùng nớc ngọt, nớc mặn và nớc lợ, qua đó tập trung đầu t vào hai thế mạnh và là kinh tế mũi nhọn của tỉnh đó là kinh tế vờn và kinh tế thuỷ sản. Chẳng hạn, đối với vùng nớc ngọt, nên khuyến khích nông dân chủ yếu trồng cây ăn trái đặc sản, nuôi tôm cá nớc ngọt, sản xuất cây giống chất lợng cao, cây kiểng ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành và một phần Thị xã. Vùng nớc lợ nên tập trung trồng các cây công nghiệp (dừa, mía,...), trồng cây có múi, hình thành vùng lúa tập trung, kết hợp trồng lúa với nuôi tôm (mô hình một vụ lúa một vụ tôm) và xây dựng vành đai rau thực phẩm cho toàn tỉnh tập trung ở các huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thị xã. Vùng nớc mặn tập trung phát triển nuôi tôm sú với các hình thức quản canh, bán công nghiệp và công nghiệp; nuôi các loại thuỷ sản khác nh sò huyết, cua biển, nghêu; hình thành các vùng sản xuất muối tập trung ở ba huyện biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi theo hớng phải phù hợp với từng vùng sinh thái sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chủ động lựa chọn mô hình,

phơng thức để sản xuất hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác. Đây cũng là cách giúp nông dân có thể chủ động tự tạo ra việc làm cho mình.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh đầu t xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp với các trình độ công nghệ ở những mức độ khác nhau và đợc phân bố đều khắp trên khắp các huyện thị trong tỉnh. Phát triển công nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nông nghiệp. Phân công lại lao động xã hội mới ở nông thôn, chuyển tại chỗ một bộ phận lao động nông nghiệp thuần tuý sang lao động công nghiệp. Có thể nói đây chính là hớng ra để giải bài toán về áp lực, sức ép việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả cao nhất. Hiện nay với năng lực hoạt động của các cơ sở công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản hiện có và nhất là trong thời gian không xa, khi khu công nghiệp Giao Long, cụm công nghiệp An Hiệp,... chính thức đi vào hoạt động sẽ thu hút đợc một l- ợng lao động rất lớn mà trớc mắt là tạo và giải quyết việc làm cho 30.000 lao động trong năm 2005 [46, tr.16]. Điều quan trọng ở đây là tính hiệu quả trong hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp này nh thế nào. Theo tác giả, đối với ngành công nghiệp trong điều kiện thực tế hiện nay của tỉnh chỉ nên đầu t vào các cơ sở công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ cho phù hợp với khả năng về vốn, công nghệ, năng lực quản lý, trình độ tay nghề của công nhân. Đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp cần năng động trong việc đa dạng hoá các sản phẩm, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng,... đáp ứng đợc thị hiếu của ngời tiêu dùng. Hiện nay trong điều kiện của nền kinh tế thị trờng cạnh tranh khốc liệt, việc tìm cho mình một hớng đi riêng là rất cần thiết. Là tỉnh có diện tích vờn dừa lớn nhất nớc (35.885 ha) nên việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hiện nay ở Bến Tre cũng cần chú ý đến khâu sản xuất nhiều hơn nữa các sản phẩm từ dừa: nệm xơ dừa, than hoạt tính, cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, dầu dừa, gỗ ép xơ dừa, kẹo dừa,... các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ dừa, gáo dừa, cọng dừa,... Đây là những ngành hàng mà Bến Tre có nhiều tiềm năng và thật sự là một lợi thế cạnh tranh so sánh không phải tỉnh nào cũng có đợc, trong khi đó dung lợng nhu cầu thị trờng trong nớc và thế giới đối với các ngành hàng này là rất lớn. Một khi thực hiện đợc tốt vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm từ dừa cũng sẽ đem lại những hiệu quả KT-XH cao nh: giữ vững đợc diện tích vờn dừa đồng nghĩa với giữ vững

đợc biểu tợng của Bến Tre - quê hơng của xứ dừa, đặc biệt là tạo đợc việc làm ổn định cho hàng ngàn nông dân.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng cần lu ý đến khâu phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Với việc xác định hai ngành kinh tế mũi nhọn là kinh tế vờn và kinh tế thuỷ sản nên phát triển các hoạt động dịch vụ cũng phải u tiên hớng vào hai ngành này đó là dịch vụ hậu cần cung ứng vật t, dịch vụ vận tải, thu mua nông - thuỷ sản, dịch vụ khuyến nông và bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y,... Ngoài ra việc phát triển mạng lới các cơ sở điện tử, cơ khí, sửa chữa máy móc, thiết bị nông, ng nghiệp cũng rất quan trọng. ở đây, nông dân không thể đứng ngoài cuộc mà có thể chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh, thơng mại, dịch vụ về nông sản hàng hoá ở phạm vi hộ gia đình vừa tạo ra việc làm cho gia đình vừa thu hút thêm lao động ở địa phơng.

- Bến Tre cần có những định hớng chiến lợc phát triển thông qua các chơng trình hành động cụ thể, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách công cụ nhằm tác động, hỗ trợ cho nông dân trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp

Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre. Trong đó nông dân là ngời trực tiếp tham gia vào quá trình này nên luôn thể hiện đợc vai trò nồng cốt của mình. Tuy nhiên chỉ có nông dân không thôi thì không thể làm thay đổi đợc hoàn toàn và nhanh chóng từ một nền nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển thành nền nông nghiệp hiện đại. Trong nhiều vấn đề một mình nông dân không có khả năng hoặc không thể làm đợc nếu thiếu sự hỗ trợ đắc lực từ bên ngoài mà nhất là từ phía Nhà nớc. Chính vì thế, một khi sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nớc đối với nông dân đợc thực hiện tốt nhất là các chính sách giải quyết “đầu vào”, “đầu ra” cho nông sản hàng hoá của nông dân nh vấn đề đầu t cho vay vốn, chính sách bao tiêu sản phẩm và xuất khẩu, các chính sách động viên khen thởng, chính sách về đất đai,... đi vào cuộc sống và phát huy đợc hiệu quả, đây sẽ là liệu pháp quan trọng tác động đến nông dân trên cả hai phơng diện: vật chất và tinh thần. Qua đó sẽ kích thích đợc nông dân phát huy ngày một tốt hơn tính năng động, tích cực, sáng tạo của mình hăng hái thi đua sản xuất. ở đây, sự tác động của Nhà nớc - thông qua vai trò của các cơ quan hữu quan cần tập trung vào các vấn đề chính sau:

Thứ nhất, tập trung huy động nhiều nguồn vốn khác nhau cho nông dân vay. Có vốn nông dân sẽ có điều kiện đầu t cho sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề và quy mô sản xuất.

Hiện nay các kênh huy động nguồn vốn cho nông dân vay là khá đa dạng chủ yếu tập trung ở hệ thống các ngân hàng trong tỉnh, đặc biệt là Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo tác giả, với chức năng và lĩnh vực hoạt động của mình Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần mạnh dạn đầu t cho nhiều đối tợng nông dân đợc vay vốn và với số vốn ngày một cao hơn. Nên chăng Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cần có hớng đầu t, u tiên vốn cho các dự án có hiệu quả của các hộ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa; lấy địa bàn nông thôn, nông nghiệp, kinh tế hộ làm địa bàn chính để phục vụ và cũng là để phát triển kinh doanh của ngành mình. Đặc biệt là nên tập trung u tiên vốn vào các vùng đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, vùng phát triển hàng hoá tập trung nhất là các hộ có đủ điều kiện vay vốn và làm ăn có hiệu quả nh các hộ làm kinh tế trang trại. Hiện nay kinh tế trang trại ở Bến Tre có bớc phát triển khá mạnh. Tính đến thời điểm ngày 01-07-2004 toàn tỉnh có 3.206 trang trại sử dụng 11.508 lao động [6, tr.1]. Các trang trại của tỉnh phát triển đa dạng về loại hình, phong phú về chủng loại sản phẩm nên đã phát huy đợc lợi thế của từng địa phơng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các trang trại là thiếu vốn cho đầu t mở rộng quy mô sản xuất. Cho nên nếu tập trung u tiên vốn cho các hộ làm kinh tế trang trại sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với xoá đói giảm nghèo và phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Ngoài hệ thống các ngân hàng, cần chủ động tạo ra các nguồn vốn khác cho nông dân vay nh quỹ hỗ trợ việc làm của Sở Lao động - Thơng binh và Xã hội, đặc biệt là quỹ hỗ trợ nông dân của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh. Sẽ là rất đúng và có hiệu quả khi huy động nguồn vốn của nông dân cho nông dân vay mà đối tợng đợc vay là các hộ nghèo gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và cuộc sống. Hình thức vay là tín chấp với lãi suất cực thấp. Tuy số vốn đợc vay cho mỗi lợt không nhiều nhng có ý nghĩa lớn tạo điều kiện cho nông dân đầu t sản xuất, từng bớc xoá đói giảm nghèo. Đồng thời qua đó củng cố,

thắt chặt hơn nữa tình làng nghĩa xóm, tinh thần tơng trợ giúp đỡ nhau trong nông dân.

Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác xuất khẩu, xúc tiến thơng mại, bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân. Đảm bảo đợc đầu ra cho nông sản hàng hoá của nông dân cũng là hớng đi quan trọng giúp cho nông dân có nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thịên cuộc sống. Cũng nh nông dân cả nớc, ngày nay nông dân Bến Tre sản xuất ra các nông sản hàng hoá nhằm để tiêu thụ trên thị trờng trong nớc và đặc biệt là xuất khẩu ra nớc ngoài. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của nông dân sau thu hoạch là việc tiêu thụ nông sản. Trong khi đó nông dân chỉ sản xuất ra nông sản còn việc tìm kiếm thị trờng, tự đảm đơng công việc xuất khẩu là vấn đề quá khó khăn và dờng nh không thể thực hiện đợc. Cho nên, ở đây nông dân rất cần đến sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và xuất khẩu, của các ngành chức năng hữu quan cùng phối hợp hoạt động trong việc bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch và xuất khẩu. Cả quá trình lao động sản xuất vất vả của nông dân thật sự chỉ có ý nghĩa khi trông chờ vào một vụ mùa bội thu bán đợc ngay và bán đợc với giá cao. Nhng điều này thì nông dân không thể tự quyết định đợc mà phụ thuộc vào các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu. Nhng đến lợt các doanh nghiệp này lại phụ thuộc vào các thị trờng xuất khẩu. Để giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản hàng hoá của nông dân, các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu cần chủ động tiến hành công tác xúc tiến thơng mại, củng cố các thị trờng cũ, tìm kiếm mở rộng các thị trờng mới. Nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy hiện có bằng việc đầu t chiều sâu và mở rộng nh nâng cấp nhà xởng, đổi mới công nghệ và trang thiết bị. Hiện nay với các cơ sở công nghiệp chế biến hiện có đã phần nào đáp ứng đợc khả năng tiêu thụ các nông sản hàng hoá của nông dân vào những dịp chính vụ. Nhng về lâu dài tỉnh cần đầu t xây dựng thêm nhiều nhà máy mới tập trung vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu là dừa, thuỷ sản,... Đồng thời, nông dân cũng cần đợc sự hỗ trợ của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ trong việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ng, hớng dẫn nông dân sản xuất với những giống cây, giống con đảm bảo về chất lợng xuất khẩu.

Với chơng trình hành động “Chơng trình phát triển xuất khẩu tỉnh Bến Tre thời kỳ 2001 - 2005” [45, tr.137] đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (2001 -

2005) ớc đạt 357 triệu USD [20, tr.2] và đang tiếp tục mở ra những cơ hội mới, tạo đà cho những bớc phát triển tiếp theo.

Cần tiếp tục phát triển mạnh các phong trào của nông dân và thực hiện tốt chính sách về động viên khen thởng. Nông dân cả nớc nói chung, nông dân Bến Tre nói riêng do đặc thù của tập quán sản xuất nên cuộc sống của ngời dân nông thôn qua bao đời vẫn giữ đợc nét đẹp văn hoá đó chính là tính cộng đồng làng xã. ở Bến Tre trong những năm gần đây, thông qua vai trò của Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã xây dựng và phát động nhiều phong trào quần chúng trong nông dân tạo điều kiện cho nông dân đợc tham gia sinh hoạt cộng đồng ngày một tốt hơn. Đây là cách làm hay, nên trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở bến tre hiện nay (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w