Những lư uý về việc huy động các nguồn vốn cho nền kinh tế ở nước

Một phần của tài liệu huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 54 - 60)

nước ta trong quá trình hội nhập.

Là một nước nghèo, thực hiện qúa trình CNH, HĐH đất nước muộn và từ một xuất phát điểm thấp, con đường mà Việt Nam lựa chọn hiện nay không phải là “rượt đuổi” nữa mà là “đi tắt đón đầu”, tận dụng lợi thế của nước đi sau, hay lợi thế “đi xe miễn phí”. Đó là con đường duy nhất để có thể tránh được nguy cơ tụt hậu trước mắt.

Đứng trước xu thế hội nhập khu vực và thế giới, việc huy động vốn ngày càng trở nên khó khăn song tầm quan trọng của nó lại ngày một lớn. Nếu khôgn có được một lượng vốn lớn để thay đổi công nghệ, phát triển sản xuất, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng .v..v..thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bị bóp nghẹt nhanh chóng khi thực hiện

khu vực hóa, toàn cầu hóạ Mở cửa hội nhập với thế giới là một xu hướng tất yếu, không thể tránh được, do đó Việt Nam cần phải nhanh chóng chuẩn bị kịp thời, đầy đủ các điều kiện cần thiết cho sự hội nhập nàỵ

Vấn đề hiện nay là Việt Nam cần phải quyết tâm cải cách chính sách và thể chế, tạo cơ hội đầu tư tại Việt Nam tiếp tục được mở rộng, công việc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải ngày càng thuận lợị Do đó những vấn đề cấp bách cần lưu ý hiện nay là :

Phát huy triệt để sức mạnh nội lực. Tăng cường mối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Cần tạo cho mỗi người một tinh thần trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với cả dân tộc. Hướng cho mọi người biết cách làm việc tập thể, có tình thần tập thể và hướng tới lợi ích chung. Mặt khác, cần phải nhìn nhận lại vị trí của chúng ta hiện nay, Việt Nam không phải là một đất nước có “rừng vàng biển bạc” mà là một đất nước còn nghèo, một đất nước còn nhiều khó khăn, một đất nước chưa phát huy được thể lực, trí lực cho sự phát triển kinh tế. Từ đó hướng mỗi người tới việc phải biết tiết kiệm trong tiêu dùng, biết làm việc có ý thức, mặt khác biết giúo đỡ nhau trong việc kinh doanh sản xuất, phát triển kinh tế. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong chiến tranh, sức mạnh toàn dân đã được thể hiện rõ ràng. Ngày nay, trên mặt trận kinh tế một lần nữa chúng ta cần phải phát huy sức mạnh nàỵ

Một vấn đề rất đáng nói hiện nay trong khi đất nước còn khó khăn, lượng vốn cho phát triển kinh tế còn khan hiếm thì hiện tượng tham ô lãng phí vẫn còn phổ biến. Việc tham ô lãng phí của người lãnh đạo không những làm tổn hại đến lợi ích quốc gia mà còn làm mất lòng tin ở người dân đối với Đảng và Nhà nước.

Chúng ta khó có thể nói rằng: mỗi người dân phải biết đặt lợi cíh quốc gia lên hàng đầu, bởi vì trước tiên họ còn phải lo cho vấn đề mưu sinh của bản thân và gia đình họ. Song mỗi người lãnh đạo cần phải biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Vì họ là những người quan trọng nắm giữ vận mệnh của đất nước.

Ngoài việc phát huy yếu tố nôi lực, chúng ta cần phải tận dụng nhưng nguồn vốn từ bên ngoài cho nền kinh tế. Đảng và Nhà nước đã có những nổ lực cho việc cải cách chính sách và thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự vận động của vốn nước ngoàị Tuy nhiên những nổ lực đó chưa đủ để tạo ra một môi trường thực sự háp dẫn so với các nước trong khu vực. Như vậy trong thời gian tới cần tiếp tục cải thiện hệ thống chính sách, thể chế cho phù hợp hơn nữa, cần có sự tham mưu của các chuyên gia giỏi và sự học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước.

Nói chung môi trường kinh tế ở Việt Nam là khá ổn định. Kết quả thu được trong việc huy động vốn những năm qua là tương đối tốt. Môi trường đầu tư đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại để từ đó có những biện pháp thích hợp để khắc phục.

KẾT LUẬN

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất đê phát triển kinh tế. Đối với một nước đang đi vào thục hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như Việt Nam hiện nay thì vốn là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công của quá trình nàỵ

Muốn có được một lượng vốn cần thiết, chúng ta phải có chiến lược huy động vốn phù hợp. Vấn đề huy động vốn các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay là một là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Trong đề tài này, vấn đề huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường đã được bàn đến với nội dung cơ bản là: các nguồn vốn trong nền kinh tế hiện nay, khả năng khai thác của chúng, các công cụ để huy động vốn; các nguồn vốn đã được khai thác ở Việt Nam; các công cụ đã được sử dụng để huy động vốn; nguồn vốn nào đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển kinh tế thời gian tới; những biện pháp để huy động có hiệu qủa các nguồn vốn và những trỏ ngại đối với việc huy động vốn ở nước ta hiện naỵ Huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là một đề tài quan trọng song nó là một đề tài rất rộng. Vì thế, việc nghiên cứu một cách thực sự cụ thể trong phạm vi đề án môn học là một điều khó khăn. Em rất mong được nghiên cứu kỹ trong một dịp khác.

Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Mai Văn Bưu-Giảng viên kiêm chủ nhiệm khoa khoa học quản lý và các tài liệu có liên quan.

Em xin chân thành cám ơn.

Sinh viên-Nguyễn Thùy Dương. Lớp Quản Lý Kinh Tế 40 A

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

LỜI NÓI ĐẦU...1

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ...2

PHẦN II :GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...4

CHƯƠNG I: Các nguồn vốn trong nền kinh tế thi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế...4

I Khái niệm, vai trò của vốn và nguồn vốn...4

2.Vai trò của vốn trong nền kinh tế...4

3 .Phân loại nguồn vốn...5

3.1Nguồn vốn Nhà Nước...5

II Các nguồn vốn từ trong nước...6

1. Nguồn vốn Nhà nước...6

1.1 Ngân sách Nhà nước...6

1.2 Vốn trong các DNNN và vốn tài sản công, tài sản quốc gia ...9

2 .Nguồn vốn trong dân cư...9

3 .Nguồn vốn sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ...10

III. Các nguồn vốn từ nước ngoài...11

1. Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODF)...11

2.Nguồn vay tư nhân ...15

3, Đầu tư nước ngoài trực tiếp...17

IV .Công cụ để huy động các nguồn vốn...23

1. Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian...23

2. Thị trường vốn ...25

3. Thị trường đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc ...25

4. Các dự án đầu tư...25

5. Vay nợ và xin viện trợ...26

6. Các hợp đồng trả trước...26

CHƯƠNG II: CÁC NGUỒN VỐN ĐÃ ĐƯỢC KHAI THÁC Ở VIỆT

NAM...28

I. Các công cụ huy động vốn đã được sử dụng ở Việt Nam...28

I. Tình hình huy động vốn nước ta hiện nay...30

1. Nguồn vốn Nhà nước...30

2. Nguồn vốn trong dân cư...33

3. Nguồn vốn ODẠ...35

4. Nguồn vốn FDỊ...39

III. Những trở ngại cần khắc phục trong việc huy động vốn ở nước tạ. .44 1. Về hệ thống luật pháp...44

2. Về hoạt động của hệ thống ngân hàng...45

3. Về hoạt động cảu thị trường chứng khóan...46

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG TRONG VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN Ở NƯỚC TA...48

I. Dự báo nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo trong nền thị trường nước ta giai đoạn tớị...48

II. Các biện pháp nhằm huy động có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam...49

III. Những lưu ý về việc huy động các nguồn vốn cho nền kinh tế ở nước ta trong quá trình hội nhập...54

Một phần của tài liệu huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w