Nguồn vốn FDỊ

Một phần của tài liệu huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 39 - 43)

I. Tình hình huy động vốn nước ta hiện nay

4. Nguồn vốn FDỊ

Thực tế cho thấy trong thời gia qua, nguồn vốn FDI là nguồn vốn nước ngaòi chủ yếu đối với nền kinh tế Việt Nam, là một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Dự báo trong giai đọan tới, nguồn vốn FDI vẫn là một nguồn vốn quan trọng và có khả năng khai thác caọ

Tính đến tháng 3/2001, đã có hơn 3260 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấp phép đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn là 44 tỷ $ (cả cấp mới và tăng vốn), trong đó có trên 2600 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký trên 36 tỷ $. Số vốn thực hiện đến nay đạt gần 20 tỷ $, bằng 44,5% số vốn đăng ký, tạo ra trên 12% GDP, hơn 34% giá trị sản xuất

công nghiệp, gần 7% nguồn thu ngân sách của cả nước (không kể dầu khí), sử dụng 350000 lao động trực tiếp. Hơn thế nữa, thông qua đầu tư nước ngoài, chúng ta đã tiếp thu được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và tạo ra một số ngành sản xuất mới cho nền kinh tế.

Nếu tính riêng 5 năm: từ 1996-2000 so với 5 năm trước thì tổng vốn đầu tư mới đạt 20,73 tỷ $, tăng 27,5%. Tổng vốn còn hiệu lực đạt 18,03 tỷ $, tăng 7,5%. Vốn thực hiện đạt 21,87 tỷ $ với tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%. Xuất khẩu đạt 10,6 tỷ $, gấp 8,62 lần 5 năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,4%/năm. Nhập khẩu đạt 15,33 tỷ $ gấp 6,4 lần 5 năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%/năm. Bình quân thời kỳ 5 năm qua khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp vào GDP chung cả nước với tỷ lệ 10,7% và đạt tốc đọ tăng trưởng công nghiệp là 21,4%/năm.

Nguồn vốn FDI góp phần đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng caọ Trong giai đoạn 1991-1997, nước ta đã đạt được mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 8,4%. Trong giai đoạn này nguồn vốn FDI chiếm khoảng 26-30% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hộị Những tính toán sơ bộ cho thấy nếu thời gian qua không có nguồn vốn này thì mức tăng trưởng có thể không vượt quá 5% bình quân năm và nếu không có cả nguồn vốn ODA thì mức tăng trưởng hàng năm có thể chỉ là 3-4% trong điều kiện phát huy tốt nội lực. FDI cũng đã góp phần đưa tăng trưởng của khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên bình quân 22,3%/năm trong giai đoạn 1996-1999.

Nhịp độ thu hút nguồn vốn FDI của nước ta có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988 đến năm 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký. Riêng năm 1996, sở dĩ có lượng vốn đăng ký tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được phê duyệt có quy mô dự án lớn (hơn 3 tỷ $/2 dự án). Như vậy, nếu xét trong suốt thời

kỳ 1988-1999 thì năm 1995 có thể được xem là đỉnh cao về thu hút FDI ở Việt Nam.

Từ năm 1997, FDI vào Việt Nam bắt đầu suy giảm, nhất là các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm ngày càng rõ rệt hơn: nếu so với năm 1997, số dự án được duyệt của năm 1998 chỉ bằng 79,71%, năm 1999 chỉ bằng 80,58%. Số liệu tương ứng của vốn đăng ký là 83,83% và 33,01%. Lý do khách quan có thể do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đối với FDI vào Việt Nam (khi mà khoảng 70% vốn FDI vào Việt Nam là xuất phát từ các nhà đầu tư Châu Á). Thế nhưng trên thực tế tổng số vốn FDI vào Châu Á năm 1998 không hề suy giảm, chỉ có FDI vào Việt Nam là giảm. Lý do chủ quan đã trở nên rõ ràng là môi trường đầu tư vào Việt Nam khong hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoàị

Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì quy mô dự án bình quan của thời kỳ 1988-1999 là 13,4 triệu $/dự án. So với một số nước ở thời kỳ đầu thực hiện chính sách thu hút nguồn vốn FDI thì quy mô này không thấp. Nhưng có vấn đề rất đáng quan tâm, xem xét là quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 lại nhỏ đi một cách đột ngột và ở mức thấp nhất từ trước đến nay (5,52 triệu $/dự án). Quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 chỉ bằng 41,19% quy mô của thời kỳ 1988-1999, và chỉ bằng 31,27% quy mô dự án bình quân của năm cao nhất (1995).

Trước tình đó, bộ tài chính đã tổ chức những buổi đối thoại theo định kỳ (6 tháng- 1lần) với các nhà đầu tư nước ngoài và phối hợp với các cơ quan hữu quan của Chính phủ nghiên cứu kiến nghị của các nhà đầu tư nước ngoài, có phương án xử lý cụ thể nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính, tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển hoạt động. Với quan điểm “Chính phủ Việt Nam luôn coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân”,

Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tích cực làm thông thoáng môi trường đầu tư để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoàị

Từ khi thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trung bình là 1111,75 triệu $/ năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư nước ngoài bình quân thời kỳ 1991-1999 là 16291 tỷ đồng/năm. Đối với nền kinh tế có quy mô như nước ta thì đây là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như “chất xúc tác- điều kiện” để việc đầu tư của nước ta đạt được hiệu quả nhất định.

Nếu so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 26,51% lượng vốn này có xu hướng tăng lên qua các năm cụ thể như sau:

Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam thời kỳ 1991-1999.

Năm Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Vốn trong

nước (tỷ đồng)

Vốn đầu tư TT nước ngoài Số lượng (tỷ đồng) So với tổng số (%) 1991 11526 9606 1920 16,7 1992 19755 15255 4500 22,8 1993 34176 25376 8800 35,7 1994 43100 29900 13200 30,6 1995 68047,8 46047,8 33000 32,3 1996 79367,4 56667,4 22700 28,6 1997 96870,4 66570,4 30300 31,3 1998 96400 72100 24300 25,2

1999 102900 85000 18900 18,2

Tổng 553142,6 406522,6 146620 26,54

Sau một vài năm chững lại và suy giảm do khủng hỏang tài chính khu vực, so cạnh tranh thu hút FDI và những hạn chế của môi trường đầu tư, từ năm 2000 đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt trong 2 tháng đầu năm 2001 đã có 35 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với số vốn là 71,3 triệu $ tăng 16,7% về số dự án và tăng 16,1% về vốn so với cùng kỳ năm 2000. Để tiếp tục huy động tốt nguồn vốn FDI trong giai đoạn tới, ta cần có các biện pháp sau:

•Đẩy mạnh thực hiện chiến lược kinh tế mở, hoàn thiện và cụ thể hóa chiến lược thu hút FDỊ

Một phần của tài liệu huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w