I. Tình hình huy động vốn nước ta hiện nay
3. Nguồn vốn ODẠ
Ở Việt Nam, nguòn vốn ODA đã có mặt từ rất lâu, song nguồn vốn này
có một thời gian bị gián đoạn đó là từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cho đến cuối năm 1993 với việc bình thường hóa quan hệ với ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Các nguồn vốn ODA chuyển vào Việt Nam có triển vọng tăng nhanh. Tính từ năm 1993 tới hết tháng 12/1999 tổng số vốn ODA cam kết là 15347,2 triệu $, trong đó vốn được giải ngân là 6478 triệu $, số liệu cam kết và giải ngân cụ thể trong từng năm như sau:
Đơn vị tính: triệu $ Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số Vốn cam kết 1810,8 1941 2264,5 2430,9 2400 2400 2100 1537,2 Giải ngân 274 625 612 985 1100 1430 1450 6478 Tỷ lệ % 15,1 32,2 27 40,5 45,8 59,6 69,1 42,2
ODA là nguồn vốn đầu tư chủ yếu tạo bước tăng trưởng về cơ sở hạ tầng của cả nước trong những năm quạ Tính đến cuối năm 1998, ước giải ngân ODA đạt khoảng 5,1 tỷ $, nhưng số vốn thực hiện trong 3 năm đầu từ 1993- 1995 chỉ chiếm 30% tổng số vốn, 70% phần vốn còn lại tập trung vào giai đoạn 1996-1998. Các công trình cơ sở hạ tầng thường kéo dàị Chính vị vậy mà nguồn vốn ODA thường tác động chậm đến tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1996-1997 ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước có nhịp độ tăng bình quân là 11,8%, ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc tăng 8,2%. Mặc dù bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, nhưng mức thực hiện vốn ODA vẫn giữ được xu thế tiến bộ. Đây là cơ hội ngàn vàng tạo điều kiện để chúng ta khắc phục được những khó khăn tạm thời mà cuộc khủng hoảng tài chính mang lạị
Tuy nhiên mức độ thực hiện ODA năm 1998 vẫn chỉ đạt khoảng 80% kế hoạch năm, điều này cho thấy dù tiến bộ trong việc thực hiện nguồn vốn này, nhưng tốc độ vẫn còn thấp so với tiềm năng. Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã phù hợp với những ưu tiên phát triển của Chính phủ Việt Nam, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Mức giải ngân bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000 vào khoảng 1,1 tỷ $, đạt hơn 70% mức kế hoạch. Giải ngân vốn ODA của các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, WB, ADB có nhiều tiến bộ. Theo báo cáo năm 1999 của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), tình hình giải ngân vốn ODA có những thành tích đáng ghi nhận. Mức giải ngân cho ngành giao thông vận tải đã tăng từ 110 triệu $ trong năm 1996 lên 212 triệu $ trong năm 1998. Các chương trình khôi phục hệ thống cấp thoát nước và phát triển đô thị đạt mức giải ngân 45 triệu $ trong năm 1998, mức này vẫn được giữ ổn định từ năm 1994. Cũng năm 1998, phù hợp với chủ trương dành ODA cho phát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ, khoảng 216 triệu $ vốn ODA đã đượci cho lĩnh vực nàỵ Mức giải ngân của các dự án ODA trong ngành giáo dục-y tế cũng tăng từ 146 triệu $ năm 1997 lên 178 triệu $ năm 1998. Trong năm 1998, các phát triển xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ODA giải ngân được 708 triệu $, chiếm 600 tổng số vốn ODA giải ngân trong năm nàỵ Tốc độ giải ngân tuy đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt trong 2 năm 1999-2000 nhưng vẫn còn thấp so với mong muốn của cả hai phía: Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ.
Trong bảng thống kê ở trên cho ta thấy nguồn vốn ODA đã liên tục tăqng trong những năm vừa qua, đặc biệt nguồn vốn này chịu ảnh hưởng không đáng kể bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, mà có xu hướng ngày càng gia tăng. Như vậy, hơn lúc nào hết trong giai đoạn hiện nay Việt Nam có thể coi nguồn vốn ODA là một giải pháp cứu cánh để khắc phục khó khăn tạm thời về vốn, đồng thời tạo đà cho việc thu hút đầu tư tư nhân,
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng chính sách thông qua các phúc lợi công cộng như phát triển y tế cộng đồng, tái hòa nhập hồi hương, tăng đầu tư giáo dục...
Trong thời gian tới việc huy động ODA sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Vấn đề đặt ra với Việt Nam là làm sao đẩy nhanh được tốc độ giải ngân. Muốn vậy Việt Nam phải nhanh chóng học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong tiến trình chuẩn bị, xây dựng dự án đến lúc phê duyệt, bắt tay vào thực hiện dự án (khi ODA thực sự được giải ngân) cũng như những kinh nghiệm trong quy hoạch, điều phối, quản lý dự án, đấu thầu, giải phóng mặt bằng. Cụ thể là:
Đẩy mạnh “hài hòa thủ tục dự án”: dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ phía các cơ quan Chính phủ và các nhà tài trợ. Để đảm bảo việc phê duyệt dự án được suôn sẻ cần có sự cải tiến thủ tục và sự phối hợp của cả hai phíạ
Cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng với nhau cả về nội dung và thời điểm thẩm định. Nên giảm bớt những thủ tục không thực sự cần thiết trong quá trình phê duyệt các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thị
Giải quyết tốt vốn đối ứng: vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình dự án ODA được cam kết giữa Việt Nam và phía nước ngoài trong các hiệp định, văn kiện dự án , quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các dự án vay vốn của Chính phủ Nhật Bản (IBIC) hoặc WB, hoặc ADB thường yêu cầu vốn đối ứng trong nước chiếm từ 15-30% tổng giá trị dự án, các dự án viện trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc thường cũng đòi
hỏi vốn trong nước khoảng 20% giá trị dự án. Về nguyên tắc vốn đối ứng của chương trình, dự án thuộc cấp nào thì cấp đó xử lý từ nguồn ngân sách của mình. Trường hợp một số địa phương có vốn đối ứng phát sinh quá lớn, vượt quá khả năng cân đối thì cần trình thủ tướng Chính phủ để xin hỗ trợ một phần ngay từ khi lập dự án . tuy nhiên vốn đối ứng không phải lúc nào cũng trôi chảy mà đang là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trể thực hiện dự án.
Cơ chế vốn đối ứng khác nhau cho những dự án cùng loại là câu hỏi đang chờ giải đáp. Bên cạnh đó một số dự án do vốn đầu tư lớn nên càng khó khăn về vốn đối ứng đặc biệt là đối với các địa phương. Để tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ thể hơn về cơ chế vốn đối ứng. Đảm bảo vốn đối ứng được cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế vốn đối ứng đối với những dự án cùng loạị
Cải thiện chất lượng đầu vào của dự án: cần quan tâm nhiều hơn nữa tới chất lượng đầu vào của nguồn vốn ODẠ Phải lựac chọn dự án phù hợp, phục vụ việc thực hiện chiến lượnc phát triển kinh tế xã hội dài hạn và trung hạn. Các dự án cần gắn với quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng, lãnh thổ. Cần chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của nguồn ODẠ Cần phát triển hơn nữa các quan hệ đối tác giữa các bên, trên cơ sỏ quan tâm tới lợi ích chung của các bên và đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODẠ
Chia sẻ thông tin cũng là một cơ sở quan trọng để phát triển quan hệ đối tác. Thời gian qua chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm cải thiện trao đổi thông tin giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Chẳng hạn, tổ chức hội nghị điều phối viện trợ ngành, tổ chức các nhóm quan hệ đối tác này, phân tích và đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung và trong một số lĩnh vực cụ thể nói riêng. Tuy vậy công tác thông tin vẫn còn nhiều hạn chế. Để có thể phối hợp trong quan hệ thì các bên phải có những
thông tin chính xác, kịp thờị Vì thế cần đẩy mạnh công tác thông tin về ODẠ
Tiếp tục hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư...Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường...Nhưng cũng là khâu thường xuyên có vướng mắc, gây tổn hại cho dự án ODẠ
Tăng cường năng lực quản lý dự án ODA: hiện tại, năng lực các ban quản lý dự án phụ thuộc phần lớn vào năng lực cá nhân những người phụ trách, khả năng quan hệ của họ và vừa làm, vừa học để tích lũy kinh nghiệm. Tình trạng này một phần do các văn bản pháp quy còn chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng. Quyền hạn của các ban quản lý dự án còn hạn chế, lại phải chịu nhiều trách nhiệm.
Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dự án: cần đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án ODẠ Chương trình đào tạo cần được thiết kế cho từng chức danh khác nhau của ban quản lý dự án. Cần có đánh giá sau đào tạo và cấp chứng chỉ.