nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Đối với các nguồn vốn trong nước.
Để có thể huy động được tối đa các nguồn vốn trong nước Nhà nước cần phải thực hiện các biện pháp sau:
1.1Cần phải giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, có chính sách tiêu dùng hợp lý.
1.2 Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.3 Đầu tư chiều sâu đồng bộ hóa máy móc thiết bị hiện đại để tăng công suất sử dụng thực tế.
1.4 Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ sự bao cấp đối với các thành phần kinh tế quốc doanh và tư tưởng kỳ thị đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hoàn chỉnh các định chế và sở hữu vốn, tài sản, về thừa kế, chuyển nhượng, về nghĩa vụ đối với Nhà nước, ...một cách công khai, rõ ràng, thống nhất và ổn định.
1.5 Tiếp tục đưa thêm hàng hóa vào thị trường chứng khoán, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động và sự phát triển của thị trường chứng khoán,khuyến khích liên doanh liên kết, phát hành cổ phiếu để huy động vốn,tiện tệ hóa các quan hệ kinh tế .
1.6 .Coi trọng các nguồn vốn trong dân cư, khuyến khích mọi người dân, mọi hộ gia đình bỏ vốn kinh doanh sản xuất, phân tích đặc điểm, cơ cấu nguồn vốn này và đề ra các biện pháp cụ thể bao gồm cả biện pháp về tâm lý, chính trị và biện pháp kỹ thuật để khuyến khích nhân dân đầu tư vào sản xuất. Muốb vậy cần phải:
- Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, tôn trọng tâm lý tập quán từng vùng, từng dân tộc.
- Nhà nước bảo đảm tài sản và giữ bí mật tài sản chính đáng của mọi người dân.
- Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, có chế độ miễn, gỉam thuế đối với các ngành, lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
1.7 Định hướng và có chính sách, chế độ rõ ràng về việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực về vốn, lao động tài nguyên thiên nhiên và chất xám, đó là những nguồn lực vô giá có thể tạo ra bước nhảy vọt về sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1.8 Sử dụng mạnh mẽ các công cụ thuế, công cụ tài chính khác trong việc khuyến khích đầu tư và tái đầu tư từ lợi nhuận.
1.9 Ngoài ra còn các biện pháp như:
- Phải kiềm chế lạm phát trong một mức độ vừa phải để khuyến khích tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh sản xuất.
- Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để có thể huy động vốn nhàn rỗi, đồng thời chống lạm phát.
- Thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với vốn nước ngoàị
Vốn nước ngoài không tự động chảy vào các nước đang phát triển. Để có thể huy động được vốn nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt trên thị trường vốn quốc tế, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm tạo ra sự hấp dẫn đối với các đối tác nước ngoàị Ở phần trên ta đã đưa ra những biện pháp đối với từng nguồn vốn nước ngoài cụ thể. Trong phần này ta chỉ đưa ra biện pháp chung cho những nguồn vốn nàỵ
2.1Tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô để huy động có hiệu quả nguồn vốn nước ngoàị
Về phương diện lý thuyết, tạo lập ổn định vĩ mô là nền tảng căn bản để có sự tăng trưởng lâu bền, do đó cũng là để huy động vốn nước ngòai nhiều hơn. Ở đây ta xét đến 3 biến số vĩ mô có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới sự ổn định vĩ mô là: lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách.
- Chống lạm phát: đây là mục tiêu hàng đâu trong sự duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, là điều kiện thiết yếu để giải quyết vấn đề vốn nước ngoàị Trong chiến lược dài hạn, sự ổn định này lại giả định một định hướng tăng trưởng hợp lý và khả năng điều tiết vĩ mô có hiệu quả của Chính phủ, với khâu trung tâm là điều hành chính sách tiền tệ.
- Vấn đề tỷ giá hối đoái: có thể nói rằng đây là một trong những khâu nối tiền tệ quan trọng bậc nhất giữa hai vế của phương trình gồm hai biến số: tăng trưởng và ổn định. Tỷ giá hối đoái tác động đến việc huy động vốn nước ngoài hoặc là trực tiếp (vốn vay trở nên đắt hơn hay rẻ hơn theo thời gian), hoặc gián tiếp (thúc đẩy hoặc kiềm chế tăng trưởng xuất khẩu). Để thu được lợi ích tổng thể, dài hạn, cần có sự kết hợp linh hoạt giữa các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong quan hệ tỷ giá.
- Vấn đề thâm hụt ngân sách: thâm hụt ngân sách có thể dẫn tới rối loạn kinh tế vĩ mô hay hiểm họa bùng nổ lạm phát. Giải pháp tối ưu và căn bản nhất để ngăn ngừa thâm hụt ngân sách là phải kìm giữ mức thâm hụt thấp. Do đó, về mặt chiến lược, yêu cầu cấn bằng thu chi ngân sách bằng cách kiểm soát chặt chẽ chi tiêu Chính phủ, cố gắng mở rộng nguồn thu ngân sách.
Sự ổn định của môi trường chính trị: mọt đất nước có tình hình chính trị ổn định thì sẽ có lợi thế hơn các nước khác trong việc thu hút vốn nước ngoàị Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất thế giớị
Đây là một lợi thế được xây dựng lên từ truyền thống dân tộc lâu đờị Trong thời gian tới chúng ta cần phải tận dụng, gìn giữ, phát huy nó.
2.3 Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của vốn nước ngoàị
- Cần tạo ra sự bảo đảm về mặt pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh (sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động kinh doanh), tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư và cho vay quốc tế.
- Cần hoàn thiện quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận và quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoàị
- Cần lưu ý đến những quy định pháp lý cụ thể có liên quan đến việc làm thuận lợi hóa môi trường vận động của vốn. Các đạo luật về quyền sở hữu đất đai, quyền chuyển nhượng và thuê mướn đất, quy chế về trọng tài kinh tế.
2.4 Chuẩn bị nguồn vốn đối ứng đủ và kịp thời khi đặt chương trình vay mượn quốc tế.
Nhiệm vụ có liên quan là cần xác định rõ tiến độ vốn chảy vào để có các giải pháp huy động vốn trong nước kịp thờị Các giải pháp này bao gồm trong cơ chế kích thích tiết kiệm và huy động vốn tập trung qua ngân hàng. Chúng liên quan đến toàn bộ hệ thống điều tiết vĩ mô thông qua các công cụ tiên tệ.
2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Việc sử dụng có hiệu quả lượng vốn đã huy động được cho nền kinh tế là một công việc hết sức khó khăn song nó lại là yếu tố quan trọng hàng
và là một điều kiện cơ bản để huy động được một lượng vốn mới, đặc biệt là vốn từ nước ngoàị Muốn vậy cần phải:
- Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng. Hệ thống này bao gồm cả lĩnh vưc thông tin, lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
- Đầu tư phát triển các cơ sở, các ngành kinh tế trọng điểm, có hàm lượng vốn và kỹ thuật công nghệ caọ
- Bù đắp thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế.
Việc chuẩn bị địa bàn, môi trường trong nước thuận lợi để vốn nước ngoài có thể phát huy tác dụng cũng có một giá trị lớn. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, do khả năng biến đổi nhanh chóng của khoa học-công nghệ, của nhu cầu thị trường, một cơ cấu kinh tế có hiệu quả xét trên quan điểm nền kinh tế mở, phải có khả năng sịch chuyển nhanh chóng và thỏa mãn các đòi hỏi của mô thức cạnh tranh hiện đaị Chỉ khi đó, nó mới tự nẩy sinh ra sức hút mạnh mẽ đối với các dòng vốn nước ngoàị