Trong những năm qua, cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ nói riêng đã thu hút được nhiều kết quả đáng mừng. Loại hình dịch vụ kinh doanh khách sạn ngày càng đa dạng, có tốc độ phát triển ngày càng nhanh, phạm vi ngày càng rộng, chất lượng ngày càng được chú ý nâng cao.
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tạo được chỗ đứng trên thị trường, đòi hỏi khách sạn Công Đoàn Việt Nam phải cố gắng nỗ lực vượt bậc, tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có, hạn chế những tồn tại và từng bước khắc phục chúng, chủ động duy trì và tăng cường và thu hút khách có hiệu quả hơn.
1.1. Những cơ hội và thách thức của năm 2003.
Năm 2003 có nhiều các yếu tố thuận lợi cho hoạt động của khách sạn. Có các sự kiện lớn về thể thao du lịch Seagame lần thứ 23 được tổ chức tại Hà Nội và các thành phố lớn vào tháng 11 năm 2003, năm nay là năm du lịch Hạ Long, Đại hội công đoàn Việt Nam được tổ chức vào tháng 10 năm 2003. Những sự kiện đó đều có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Công Đoàn Việt Nam.
Về phía chủ quan: Những kết quả đã đạt được trong năm 2002, sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch là nguồn động viên to lớn để toàn cán bộ công nhân viên khách sạn bước vào thực hiện kế hoạch của năm mới đầy tự tin và với quyết tâm cao.
Tuy vậy thực tế cũng đặt cho khách sạn nhiều vấn đề khó khăn mà khách sạn cần phải vượt qua đó là tình hình thiếu các cán bộ quản lý có kinh nghiệm. Chính sách quản lý của nhà nước cũng có nhiều thay đổi cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách sạn như chính sách về quản lý đất đai, về quản lý kinh doanh du lịch và khách sạn.
Một khó khăn rất lớn mà khách sạn đang phải đối mặt là việc bùng nổ dịch SARS tràn lan ở các nước thuộc khu vực Châu á, trong đó có Việt Nam. Điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn nói riêng và hoạt động kinh khách sạn trên cả nước nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Số lượng khách quốc tế đến nước ta 6 tháng đầu năm 2003 giảm sút nghiêm trọng. Nhiều khách sạn đang đứng trước tình trạng không có khách và không có doanh thu, đã phải áp dụng đến rất nhiều biện pháp để có thể hoạt động được như giảm giá phòng và giá các dịch vụ khác, giảm lao động tạm thời trong khách sạn. Đối với khách sạn Công Đoàn thời gian qua cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn bởi vì thị trường mục tiêu của khách sạn là khách du lịch Trung Quốc, cũng như các khách quốc tế khác đã giảm sút rất nhiều, nhưng nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc khách sạn như chuyển thị trường mục tiêu sang thu hút thị trường khách nội địa, giảm giá các dịch vụ để tăng cường thu hút khách, cắt giảm 50 lao động làm hợp đồng ngăn hạn, khách sạn Công Đoàn đã phần lớn thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Trong thời gian tới đến cuối năm 2003 tình hình kinh doanh du lịch và khách sạn trong nước ta sẽ dần trở lại ổn định vì đến ngày 28/4/2003 bộ y tế đất nước ta đã ra công bố Việt Nam đã hoàn toàn khống chế được dịch SARS, hiện Việt Nam không còn một bệnh nhân nào nhiễm SARS, đến ngày 30/4/2003 thế giới đã công bố loại Việt Nam ra khỏi những đất nước có dịch bệnh SARS và sau đó vài ngày đã có nhiều
quốc gia nối lại làm ăn bình thường với nước ta trên mọi các lĩnh vực như: Đài Loan, Trung Quốc Nhật Bản, Anh, Pháp….và đến nay hầu như mọi nước đã rút lại các khuyến cáo là không nên đến Việt Nam và nối lại làm ăn bình thường với Việt Nam
Bước sang năm 2003 hoạt động kinh doanh khách sạn được xác định còn rất nhiều khó khăn. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc khách sạn Công Đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới là:
1.2. Các mục tiêu chủ yếu năm 2003 của khách sạn Công Đoàn Việt Nam
+ Tổng doanh thu phấn đấu đạt 30 tỷ.
+ Phấn đấu thu nhập bình quân tăng 10% so với năm 2002.
+ Hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách nhà nước, trả gốc và lãi cho ngân hàng là 6,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 100 triệu đồng, góp cho quỹ ngân sách công đoàn và quỹ đời sống cơ quan tổng liên đoàn đúng quy định của quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp ban hành ngày 25/3/2003.
+ Đảm bảo các quyền lợi của người lao động, thực hiện tốt thoả ước lao động tập thể.
1.3.Các biện pháp thực hiện.
+ Tiếp tục thực hiện kỷ cương kỷ luật để đảm bảo ổn định và đoàn kết nội bộ, tạo lập một tập thể vững mạnh về mọi mặt.
+ Nâng cao chất lượng các loại hình kinh doanh phục vụ khách nghỉ ở khách sạn. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và dịch vụ trong khách sạn.
Củng cố cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tăng cường bổ sung cán bộ, chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn cao cho các đơn vị, giảm cán bộ yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên về trình độ chuyên môn theo hướng đào tạo tại chỗ.
+ Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng các phòng nghỉ, các dịch vụ trong khách sạn, tăng khả năng chế biến các món ăn tại chỗ.
+ Thực hiện tốt công tác quảng bá khách sạn ở thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, lựa chọn các hình thức tiếp thị phù hợp với từng loại hình kinh doanh dịch vụ.
+ Thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí sản xuất, từng bước đưa các định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng ở một số bộ phận có đủ điều kiện áp dụng, hình thức trả lương gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh trong từng bộ phận.