Định giá Doanh nghiệp trong quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở việt nam (Trang 36 - 43)

Nhà nớc

1.3.1 Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nớc

Hiện vẫn đang có những nhận thức khác nhau về CPH DNNN. Có ý kiến cho rằng về thực chất CPH DNNN là t nhân hoá; lại có ý kiến cho rằng CPH DNNN là nhằm xác định chủ sở hữu cụ thể đối với doanh nghiệp ; CPH DNNN là quá trình xã hội hoá các doanh nghiệp Nhà nớc ( DNNN).

T nhân hoá thờng dùng để chỉ quá trình giảm bớt quyền sở hữu nhà nớc hoặc sự kiểm soát của Chính phủ trong một doanh nghiệp. Việc giảm bớt quyền sở hữu và quyền kiểm soát của Chính phủ có thể thông qua nhiều biện pháp và phơng thức khác nhau, nhng phổ biến nhất là biện pháp cổ phần hoá (CPH) .

Xét về mặt hình thức, CPH là việc Nhà nớc bán một phần hay toàn bộ

giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các đối tợng tổ chức hoặc t nhân trong và ngoài nớc hoặc cho cán bộ quản lí và công nhân trong doanh nghiệp bằng đấu gia công khai hay thông qua thị trờng chứng khoán để hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (CTCP).

Xét về mặt thực chất, CPH chính là phơng thức thực hiện xã hội hoá sở

hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nớc trong doanh nghiệp thành CTCP với nhiều chủ để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trờng và đáp ứng đợc yêu cầu của kinh doanh hiện đại.

Sự chuyển hoá này không phải chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà là sự thay đổi căn bản trên 2 mặt:

- Chuyển hoá quyền sở hữu (từ đơn sở hữu sang đa sở hữu) và do đó, sự thay đổi cả quyền quản lý và sử dụng, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa ba quyền liên quan đến vốn và tài sản của doanh nghiệp. Đến lợt mình, điều đó lại là điều kiện thiết yếu để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những ngời góp vốn và để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thay đổi căn bản về quy chế hoạt động của doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp bị chi phối toàn diện của Nhà nớc – chủ sở hữu, sang quyền tự chủ kinh doanh đợc mở rộng và tính tự chịu trách nhiệm đợc đề cao. ở Việt Nam, sự thay đổi về quy chế này thể hiện cụ thể ở chỗ doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nớc chuyển sang hoạt động theo những quy định về CTCP trong Luật doanh nghiệp.

Trên thế giới, vấn đề CPH DNNN đợc đề cập đến rộng rãi vào những năm đầu của thập kỷ 70. Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2, hầu hết các n- ớc phát triển trên thế giới đều quan tâm tới việc xây dựng hệ thống DNNN vững mạnh. Họ đã đầu t và đa ra nhiều u đãi để thúc đẩy sự phát triển của DNNN. Bên cạnh một số kết quả đạt đợc khá khiêm tốn, hầu hết các DNNN trên thế giới đều bộc lộ mặt hạn chế nh hoạt động kém hiệu quả dẫn đến Nhà nớc phải liên tục bù lỗ, thiếu nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra kém chất lợng, lạc hậu về mẫu mã, chủng loại, bị xã hội từ chối tiêu thụ. Bên cạnh đó, những yếu kém về mặt quản lý đã

dẫn đến tình trạng lãng phí và thất thoát tài sản nghiêm trọng, nhiều năng lực sản xuất bị kìm hãm. Cho tới những năm 70, yêu cầu cải tổ các DNNN đã trở nên cấp bách đối với hầu hết các nớc phát triển trên thế giới.

Trong quá trình cải tổ này, mỗi nớc khác nhau lại tìm ra những giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại nổi lên ba giải pháp cơ bản sau:

- Thay đổi hình thức sở hữu của các DNNN thua lỗ, bán một phần, toàn bộ hay cho thuê biến chúng thành các CTCP, công ty t nhân. Giải pháp này đợc đề cập nhiều ở Mỹ từ những năm 70 và đợc tiến hành ở Mỹ, Anh đầu những năm 80, ở Pháp vào cuối những năm 80. CPH chính là giải pháp nảy sinh và phát triển trong quá trình này. Trong thời gian gần đây, các nớc nh Trung Quốc, Nga, Hungari, Ba Lan .v.v. cũng đã và đang triển khai mạnh tiến trình CPH.

- Duy trì các DNNN trong tình trạng cũ và ngân sách nhà nớc tiếp tục bù lỗ. Đây không phải là giải pháp tốt vì thực tế cho thấy các DNNN này ngày càng hoạt động tồi hơn và ngân sách nhà nớc không thoát khỏi tình trạng bù lỗ

- Giữ nguyên quyền sở hữu của nhà nớc đối với các DNNN nh- ng áp dụng biện pháp mới về quản lý, bảo đảm cho các công ty này hoạt động có hiệu quả hơn.

Nh vậy, cổ phần hoá thực chất là một giải pháp phục vụ cho các mục tiêu:

- Chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của Nhà nớc thành sở hữu của các cổ đông nhằm khắc phục tình trạng làm ăn kém hiệu quả của các DNNN, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Huy động một khối lợng lớn vốn nhất định ở trong và ngoài nớc để đầu t cho sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện cho ngời lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.

Với ba mục tiêu trên, có thể thấy rằng vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các DNNN cần phải đợc giải quyết một cách cơ bản. Sự lựa chọn

này, đồng thời tạo ra một mô hình doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trờng và đáp ứng đợc các yêu câù kinh doanh hiện đại - đó là các CTCP.

Các mục tiêu của CPH về thực chất là nhằm chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nớc toàn phần trong doanh nghiệp thành CTCP hỗn hợp nhà nớc - t nhân hoặc CTCP t nhân và tạo điều kiện xác lập thị trờng tài chính mà cốt lõi là thị trờng chứng khoán để chuyển phơng thức vay mợn ngân hàng sang huy động vốn trên thị trờng tài chính thông qua các CTCP.

1.3.2 Vai trò của định giá trong quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nớc

Nh trên đã đề cập, CPH DNNN là việc chuyển doanh nghiệp có chủ sở hữu là Nhà nớc thành Công ty cổ phần có chủ sở hữu hỗn hợp. Thực chất của quá trình này là việc bán bớt một phần hay toàn bộ phần vốn nhà nớc tại DNNN cho các đối tợng khác. Để có thể bán phần vốn này đòi hỏi phải có quá trình định giá nhằm xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó có xác định giá trị phần vốn của Nhà nớc tại doanh nghiệp.

Trong quá trình cổ phần hoá DNNN, định giá có thể đợc coi là công việc quan trọng nhất, tốn nhiều thời gian thực hiện và kết quả định giá luôn là vấn đề đợc tất cả các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu t quan tâm. Quá trình này không phải chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật thuần tuý mà có ý nghĩa kinh tế – xã hội trọng yếu vì nó liên quan đến việc bảo toàn vốn của Nhà nớc tại doanh nghiệp, đến quyền lợi của ngời lao động trong DNNN, đến khả năng bán đợc cổ phần của DNNN cho các nhà đầu t quan tâm và khả năng đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP trong tơng lai.

1.3.3 Các phơng pháp định giá áp dụng trong quá trình Cổ phần hoá

Xét về bản chất, định giá DNNN để CPH là một trờng hợp định giá doanh nghiệp với mục tiêu xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tức giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà ngời mua và ngời bán cổ phần đều chấp nhận đợc. Do đó về mặt lý thuyết, có thể áp dụng cả 3 nhóm phơng pháp định giá đợc trình bày tại phần 1.2 để định giá DNNN cổ phần hoá bao gồm:

- Phơng pháp định giá theo giá trị tài sản

- Phơng pháp định giá theo tỷ lệ so sánh

Tuy nhiên, tuỳ từng đặc điểm của doanh nghiệp, tuỳ từng hoàn cảnh, điều kiện các quốc gia mà ta có thể áp dụng các phơng pháp định giá cho thích hợp.

Trong thực tế CPH DNNN ở Việt Nam hiện nay, theo Nghị định mới nhất về CPHDNNN là Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và Thông t 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 về hớng dẫn thực hiện Nghị định 187, có hai phơng pháp định giá doanh nghiệp để CPH đợc quy định thực hiện. Đó là :

- Phơng pháp tài sản

- Phơng pháp dòng tiền chiết khấu

Ngoài hai phơng pháp định giá nêu trên, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và tổ chức định giá vẫn có thể đợc áp dụng các phơng pháp định giá khác sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Xét về bản chất và điều kiện áp dụng của các phơng pháp định giá đang đợc áp dụng thông dụng trên thế giới, cùng với các đặc điểm riêng biệt của quá trình CPH DNNN tại Việt Nam hiện nay, tác giả bảo vệ quan điểm cho rằng trong tiến trình CPH và chuyển đổi DNNN ở Việt Nam, phơng pháp định giá doanh nghiệp thông qua giá trị tài sản nh đang đợc ứng dụng rộng rãi là phơng pháp phù hợp nhất. Các nhóm phơng pháp khác nh dòng tiền chiết khấu hay tỷ lệ so sánh vẫn chỉ có tính chất tham khảo, áp dụng trong một số điều kiện cụ thể và khó có thể áp dụng trên diện rộng. Các lý do cơ bản nh sau:

1. Việc cổ phần hoá là một bớc ngoặt có tính cấu trúc và có ảnh hởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi. Bởi vậy, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp rất khó ớc đoán đợc doanh thu hay dòng tiền của doanh nghiệp trong những năm hậu chuyển đổi. Không xác định đợc những đại lợng kể trên, việc áp dụng ph- ơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp bằng chiết khấu luồng tiền là khó có khả năng thực hiện đợc.

2. Từ quan điểm quản lý vĩ mô, các DNNN thờng có hiệu quả hoạt động kém, lãi thấp, không có lãi hoặc thậm chí lỗ. Đối với những doanh nghiệp

hiện tại, giá trị doanh nghiệp thờng thấp hơn giá trị tài sản, thậm chí âm, không phù hợp với giá trị thực tế doanh nghiệp.

3. Hệ thống số liệu thống kê của nớc ta cha phát triển, việc xác định các chỉ số bình quân của từng ngành (P/E, IRR,.v.v.) là rất khó và không phải lúc nào cũng làm đợc. Thiếu những chỉ số này làm chuẩn (benchmarks) sẽ rất khó áp dụng đợc phơng pháp tỷ lệ so sánh hay xác định đợc tỷ lệ chiết khấu phù hợp cho phơng pháp chiết khấu luồng tiền.

4. Các phơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp bằng chiết khấu luồng tiền hay tỷ lệ so sánh đầu đòi hỏi rất nhiều giả định dựa trên kinh nghiệm của cán bộ định giá. Các giả định này thờng rất khó kiểm chứng về tính chính xác và trung thực. Hiện tại, ở nớc ta, đội ngũ cán bộ định giá có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm cha nhiều. Việc áp dụng rộng rãi các phơng pháp định giá kể trên rất dễ dẫn tới sai lệch có tính chủ quan.

5. Phần lớn các phơng pháp định giá thông qua chiết khấu luồng tiền hoặc tỷ lệ so sánh đều phải sử dụng thị trờng chứng khoán hoặc các công ty niêm yết trên thị trờng chứng khoán làm chuẩn (benchmarks). Để đáp ứng đợc các tiêu chuẩn này, thị trờng chứng khoán và các công ty niêm yết phải thực sự là đại diện cho nền kinh tế. Hiện nay thị trờng chứng khoán của Việt Nam còn rất sơ khai với quy mô nhỏ (cha tới 2000 tỷ đồng vốn đăng ký), các công ty đều nhỏ, cha đặc trng cho ngành mà nó đại diện nên không thể đợc sử dụng làm chuẩn một cách chính xác.

Xét từ bản chất nguyên lý, phơng pháp định giá thông qua giá trị tài sản chúng ta hiện đang áp dụng có độ nhậy tơng đối thấp với các yếu tố thời gian và biến động quản lý của doanh nghiệp. Do bản chất cách tính chủ yếu dựa trên tài sản hữu hình, điểm yếu của phơng pháp này bỏ qua giá trị vô hình của doanh nghiệp. Nói một cách hình ảnh, nếu định giá bằng phơng pháp luồng tiến chiết khấu hay phơng pháp tỷ lệ so sánh cho ta giá bán của một sản phẩm thì định giá bằng phơng pháp tài sản cho ta giá thành của sản phẩm đó. Vè mặt nguyên tắc, giá bán thờng cao hơn giá thành nên định giá bằng phơng pháp tài sản có thể dẫn tới việc làm thấp đi giá trị thực sự của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nh trên đã phân tích, trong trờng hợp doanh nghiệp quản lý kém hiệu quả hay làm ăn thua lỗ thì việc định giá bằng phơng pháp tài sản lại có lợi hơn nh khi bán các sản phẩm có lỗi hoặc lạc hậu, ngời ta thờng bán với mức giá thấp hơn giá

thành. Thêm vào đó, định giá trực tiếp bằng phơng pháp tài sản thờng dễ tìm các chuẩn (benchmarks) dới dạng các bảng giá hoặc suất đầu t. Các chuẩn này thờng có tính pháp lý cao (do Nhà nớc, các tập đoàn, công ty lớn ban hành) dễ thẩm định, kiểm tra. Mức độ yêu cầu nghiệp vụ đối với cán bộ định giá thực hiện cũng thấp hơn các phơng pháp khác, rất phù hợp để triển khai nhanh trên diện rộng ở nớc ta.

Tuy nhiên, không thể chỉ áp dụng duy nhất phơng pháp định giá theo tài sản đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kiểm toán, ngân hàng, thơng mại, t vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ có tài sản hữu hình không nhiều nhng giá trị tài sản vô hình rất lớn mà phơng pháp định giá theo tài sản không thể thể hiện hết đợc. Đối với doanh nghiệp này, áp dụng phơng pháp định giá theo giá trị tài sản chỉ mang tính tham khảo, mới chỉ thể hiện đợc giá sàn của doanh nghiệp, đảm bảo việc không làm thất thoát vốn của Nhà nớc mà cha thể hiện đợc giá trị thực tế của doanh nghiệp. Do đó việc áp dụng phơng pháp định giá theo luồng tiền chiết khấu sẽ giải quyết đợc hầu hết các vớng mắc trong việc xác định giá trị tài sản vô hình cũng nh các giá trị tiềm năng hay xác định đợc giá trần của doanh nghiệp. Nh vậy, căn cứ vào tình hình thực tế của quá trình CPH DNNN ở Việt Nam hiện nay, có thể áp dụng các phơng pháp định giá kể trên một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp và điều kiện áp dụng của các phơng pháp định giá.

CHƯƠNG 2

THựC TRạNG công tác ĐịNH GIá DOANH NGHIệP TRONG TIếN TRìNH Cổ PHầN HOá ở VIệT NAM

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở việt nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w