Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, công ty sử
dụng phần mềm hạch toán online, nghĩa là khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chi nhánh sẽ thực hiện việc hạch toán chứng từ ban đầu, còn công việc xử lý sẽ do các máy chủ ở văn phòng công ty quản lý toàn bộ việc thực hiện ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo và phân tích báo cáo tài chính cho đến việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác kế toán ở các phân xưởng
đều được thực hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty.
Đến nay, công ty sử dụng phần mềm Xman để xử lý và phân tích số liệu. Phòng kế toán gồm 12 người được tổ chức theo mô hình sau
Phó phòng 2
Kế toán tài chính và quản lý chi tiêu nội bộ
Trưởng phòng Tài chính kế toán
Phó phòng 1
Chuyên quản đơn vị trực thuộc và quản lý chương trình KT Kế toán chuyên quản Chi Nhánh Kế toán chuyên quản Trung tâm Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng Kế toán TSCD, CCDC Kế toán thuế, hàng hóa văn phòng Cty Kế toán công nợ Kế toán tiền mặt Thủ quỹ
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
¾ Kế toán trưởng: là người phụ trách và chỉ đạo chung cho hoạt động của cả phòng,
đồng thời đưa ý kiến hoạt động kinh doanh, kiểm tra đôn đốc công tác hạch toán và chịu trách nhiệm chung về tình hình tài chính kế toán của công ty.
¾ Phó phòng 1: chuyên quản đơn vị trực thuộc và kỹ thuật chương trình kế toán: chịu trách nhiệm về tình hình tài chính kế toán tại các đơn vị trực thuộc; đảm bảo chương trình kế toán chạy ổn định.
¾ Phó phòng 2: phụ trách kế toán tài chính và chi tiêu nội bộ văn phòng công ty: chịu trách nhiệm về tình hình hạch toán kế toán của công ty; quản lý chi tiêu nội bộ văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc.
¾ Kế toán chuyên quản chi nhánh : kiểm tra tình hình tài chính và kế toán tại các Chi nhánh.
¾ Kế toán chuyên quản Trung tâm : kiểm tra tình hình tài chính và kế toán tại các Trung tâm.
¾ Kế toán tổng hợp : phụ trách lập báo cáo tài chính công ty.
¾ Kế toán ngân hang : Lập chứng từ, theo dõi hạch toán tài khoản tiền gửi ngân hàng, tiền vay.
¾ Kế toán TSCD, CCDC : Theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ, CCDC
¾ Kế toán thuế, hàng hóa văn phòng Cty : Theo dõi tình hình phải nộp ngân sách nhà nước, theo dõi kho hàng hóa Cty.
¾ Kế toán công nợ : Theo dõi tình hình phải thu, phải trả khách hàng.
¾ Kế toán tiền mặt : Theo dõi tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt văn phòng công ty.
3.3.3 Chếđộ kế toán áp dụng
Căn cứ vào chếđộ kế toán của nhà nước, quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kỹ thuật cũng nhưđiều kiện trang bị
kỹ thuật tính, toán xử lý thông tin mà mỗi công ty áp dụng hình thức kế toán khác nhau. Công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký chung
Hệ thống tài khoản: Công ty tổ chức thực hiện chếđộ báo kế toán, chếđộ sổ sách, chế độ chứng từ kế toán theo luật kế toán Việt Nam và theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được đánh giá theo giá gốc, bao gồm: giá mua trên hóa đơn và các chi phí có liên quan trực tiếp phát sinh.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ sổ nhật ký chung
Phần mềm kế toán: Xman, tất cả các máy sẽ được nối mạng với nhau và sẽ có 1 máy chủ của kế toán trưởng sẽđiều hành, theo dõi toàn bộ máy trong phòng.
Quy trình kế toán máy:
Chứng từ kế toán
Báo cáo tài chính
PHẦN MỀM XMAN (Xử lý thông tin) Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Đầu ra Đầu vào
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệđối chiếu, kiểm tra
Với đặc điểm kinh doanh là loại hình công ty sản xuất lớn, bộ máy tổ chức kế toán tập trung phù hợp với tình hình thực tế ở công ty, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, chỉđạo nghiệp vụ và bảo đảm sự thống nhất giữa các bộ phận kế toán. Mặt khác, công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung vừa hợp lý vừa giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép, tiết kiệm được thời gian.
3.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2007 - 2008
BẢNG 3.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị: 1000đ
So sánh 2008/2007
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Tăng/giảm %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.399.289.491 2.224.540.422 825.250.930 0,6
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 68.842 29.375.300 29.306.458 425,7
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.399.220.648 2.195.165.121 795.944.472 0,6
4. Giá vốn bán hàng 1.291.556.364 1.822.944.100 531.387.735 0,4
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 107.664.283 372.221.021 264.556.737
2,5
6. Doanh thu hoạt động tài chính 22.555.101 71.918.199 49.363.098 2,2
7. Chi phí tài chính 21.071.154 42.815.474 21.744.320 1,0
- Trong đó: Chi phí lãi vay 17.227.534 29.386.047 12.158.513 0,7 8. Chi phí bán hàng 44.002.840
56.964.414 100.967.255 0,8
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 33.757.273 27.854.688 (5.902.584) (0,2)
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 18.426.542 272.501.801 254.075.259 13,8
11. Thu nhập khác 3.524.447 1.423.326 (2.101.120) (0,6) 12. Chi phí khác 762.392 568.770 (193.621) (0,3) 13. Lợi nhuận khác 2.762.054 854.555 (1.907.499) (0,7)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 21.188.597 273.356.357 252.167.759 11,9
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 5.976.920 76.274.635 70,297,714 11,8
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
15.211.676 197.081.721 181.870.045
12,0
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2007 là 21.188.597 ng.đồng, thấp hơn rất nhiều so với năm 2008. Nguyên nhân là do khuynh hướng chung của thị trường đã làm giảm số lượng xuất khẩu gạo. Sự biến động mạnh của nền kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu đầu vào dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh quá cao. Cụ thể là giá vốn hàng bán gần 1.291.556.364 ng.đồng, trong khi đó doanh thu chỉ đạt được 1.399.289.491 ng.đồng.
Bên cạnh đó công ty cũng chưa đưa ra chính sách thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào thích hợp. Vì vậy, khi giá cả trên thị trường biến động, công ty phải thu mua lượng nguyên liệu với giá rất cao, mà chi phí nguyên liệu lại chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm. Đây là khó khăn hàng đầu của công ty cần phải khắc phục.
Trong năm 2008, tuy giá vốn hàng bán là 1.822.944.100 ng.đồng (tăng 0,4%) so với năm 2007, nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn (11,6%) rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Qua đó có thể cho thấy công ty đã có sự phấn đấu và nổ lực rất nhiều trong công tác quản lý và kiểm soát tốt chi phí.
3.4.2 Tình hình tài chính
Để có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, ta tiến hành so sánh các tỷ số tài chính sau: BẢNG 3.2 CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008
1. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành Lần 0,59 1,27 Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,1 1,5
2. Cơ cấu nguồn vốn
VCSH / Tổng nguồn vốn % 40 35
3. Tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu % 1 9 Tỷ suất lợi nhuận / Tổng TS % 6 31 Tỷ suất lợi nhuận / VCSH % 19 77
Nhận xét:
− Về khả năng thanh toán: trong năm 2008, khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều cao hơn so với năm 2007, điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trong cao trong tổng tài sản lưu động. Đây cũng là thế mạnh của công ty, vì công ty sản xuất gạo xuất khẩu là chủ yếu, nếu lưu trữđược lượng hàng tồn kho lớn thì sẽđáp ứng được kịp thời các đơn đặt hàng trong thời gian cao điểm.
− Về cơ cấu nguồn vốn: nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ lệ nợ năm 2008 cao hơn so với năm 2007 và cũng chiếm khá lớn trong tổng nguồn vốn, do phải quay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh.
− Về tỷ suất sinh lợi: tất cả các tỷ suất sinh lợi đều tăng từ năm 2007 - > 2008 cho thấy hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty tăng trưởng mạnh, mặc dù là tỷ lệ nợ
vẫn còn cao nhưng công ty cũng đã có những chính sách thanh toán hợp lý, đảm bảo vòng quay vốn có hiệu quảđược biểu hiện qua các chỉ số về khả năng sinh lợi của công ty.
3.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng kinh doanh 2009
3.5.1 Thuận lợi
− Công ty có vị trí thuận lợi đặt tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống thu mua và sản xuất trải dài khắp tỉnh, được đặt tại các vị trí giao thông thuận lợi.
− Nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất của công ty rất lớn và khá ổn định vì công ty có kế hoạch thu mua hợp lý, dự trữ hợp lý.
− Được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh An Giang và sự hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thu mua lúa gạo.
− Thương hiệu Angimex đã được khẳng định trên thương trường trong và ngoài nước, tạo được uy tín về chất lượng và giá cả ổn định phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng.
− Hệ thống thông tin nội bộ phát triển là công cụđắc lực hỗ trợ Ban Tổng Giám đốc ra quyết định đúng đắn, kịp thời.
− Quan trọng nhất là đội ngũ CB - CNV và Ban lãnh đạo của công ty luôn đoàn kết, phát huy được năng lực trí tuệ tập thể. Đặc biệt là sự khéo léo nhạy bén và quyết
đoán của ban lãnh đạo đã đưa công ty vượt qua những khó khăn và đưa công ty
3.5.2 Khó khăn
− Sự biến động về giá cả lúa gạo có thể gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm công ty.
− Hiện tượng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã ảnh hưởng đến nguồn cung trong thời gian sắp tới.
− Sự thay đổi chính sách xuất khẩu thường xuyên của chính phủ cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp.
− Ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng thu hẹp do thị trường xuất khẩu không ổn định, không hấp dẫn nhiều nhà đầu tư sản xuất.
3.5.3 Phương hướng kinh doanh năm 2009
− Duy trì kinh doanh xuất khẩu cho các thị trường truyền thống Malaysia, Inđonesia, Philipines…và mở rộng sang các thị trường tiềm năng Nhật Bản, Hong Kong... Từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
− Mở rộng, đầu tư theo chiều sâu công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
− Mở rộng và phát triển kinh doanh sản phẩm mới, mặt hàng mới, dịch vụ đặc biệt ngành có công nghệ cao.
− Ngày càng hoàn thiện việc ứng dụng tin học vào chương trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
− Tăng tỷ trọng doanh thu gạo chất lượng cao trong cơ cấu doanh thu lương thực, phát triển sản xuất và kinh doanh gạo thơm, gạo nếp Việt Nam.
− Quan tâm đến thị trường gạo nội địa, xác định đây là thị trường gốc để phát triển thương hiệu.
− Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, đặc biệt cán bộ có kỹ năng về xây dựng, quản bá thương hiệu và kinh doanh quốc tế, giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.
− Chú ý tạo môi trường và động lực làm việc cho nhân viên bằng chính sách lương, thưởng thích đáng, cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ và thăng tiến theo năng lực làm việc.
Nhìn chung, mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng công ty đã khẳng định
được thế mạnh của mình trên thương trường trong và ngoài nước tạo được uy tín về chất lượng và giá cảổn định phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng. Năm 2008, tổng số lượng gạo tiêu thụ là 205.308 tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 150.738 tấn, tiêu thụ nội địa là 54.570 tấn. Angimex là một trong những công ty đạt kim ngạch xuất khẩu gạo khá cao trong khu vực. Tuy nhiên, lại ít quan tâm đến thị trường tiêu thụ nội địa, vì đa số khách hàng trong nước chủ yếu là các hộ chăn nuôi và các công ty chế biến thức ăn gia súc, chỉ
tiêu thụđược các loại phụ phẩm nên doanh thu từ hoạt động này rất thấp. Do đó, công ty cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa đến thị trường tiêu thụ gạo nội địa và cần phải xác
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ANGIMEX
---o0o---
4.1 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo tại công ty xuất nhập khẩu An Giang
4.1.1 Quy trình thu mua nguyên liệu
Nông dân Thương lái Đơn vị kinh doanh ANGIMEX Nhà máy xay xát
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ thu mua nguyên liệu
Công ty sẽ thu mua gạo từ nông dân, thương lái, đơn vị kinh doanh, nhà máy xay xát ở
các huyện, thị, thành và sau đó đem chế biến lại (lau bóng, tách hạt,…) đểđạt được tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Các xí nghiệp có thể mua gạo trực tiếp tại kho khi các nông dân hay thương lái đem
đến bán. Nếu gạo được thu mua vào là gạo nguyên liệu (gạo vừa mới bốc vỏ và chưa qua khâu xây xát trắng cũng như lau bóng) thì sẽđưa thẳng vào hộc để chế biến, nếu hộc không chứa đủ sẽđưa vào kho sản xuất sau. Thời gian tồn kho của gạo nguyên liệu rất ngắn, vì vậy trung bình khoảng 5 đến 7 ngày hoặc tối thiểu là 1 tháng sẽ được đưa đi sử dụng. Nếu gạo mua vào là gạo thành phẩm (gạo mua vềđã qua chế biến và gạo sản xuất ra như gạo 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm) thì sẽ được đưa trực tiếp vào kho, khi cần sẽ xuất kho đểđấu trộn, thời gian tồn kho trung bình là 2 tháng, chậm nhất là 7 tháng.
4.1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ sản xuất sản phẩm
Khi có lệnh sản xuất công nhân đổ nguyên liệu vào hộc lô hàng cần sản xuất để tổ
máy chuẩn bị vận hành máy.
Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao và an toàn, tổ vận hành máy cần có sự chuẩn bị
về máy móc thiết bị và đồ dùng an toàn lao động. Quá trình vận hành gắn liền với quá trình luân chuyển hàng hoá đưa vào, được thực hiện liên tục và qua nhiều công đoạn, mỗi công