Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty giấy lửa việt (Trang 42 - 46)

Sản phẩm chính là vấn đề mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm khi tiến hành hoạt động tiêu thụ. Có thể nói cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế hiện nay hết sức quyết liệt, buộc doanh nghiệp phải sử dụng nhiều công cụ thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Công ty giấy Lửa Việt phải chuẩn bị được nguồn vốn đầu tư cho công tác thiết kế sản phẩm đổi mới công nghệ bởi nó yêu cầu phải được làm tốt ngay từ đầu đến tận khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, và các dịch vụ sau bán hàng khác.

Công ty pẩi thực sự chú trọng việc nghiên cứu và thiết kế sản phẩm và phải xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ với cán bộ làm việc này. Từ Ban lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên phải đoàn kết, nhất trí, quyết tâm cao mới thực hiện có hiệu quả.

- Các biện pháp nâng cao chất lượng khâu thiết kế:

Thiết kế mẫu mã sản phẩm là một công việc rất cần thiết đối với những sản phẩm phục vụ thường xuyên cho người tiêu dùng. Yêu cầu đặt ra là bao bì phải đẹp, bắt mắt khi người tiêu dùng nhìn vào sản phẩm phải thấy ngay sự tiện lợi, sạch sẽ, lịch sự trong quá trình sử dụng. Thiết kế sản phẩm phù hợp với khả năng của Công ty, không chi phí cho phần thiết kế sản phẩm quá cáo và sản phẩm ra đời phải có tính cạnh tranh cao.

Hiện tại máy móc thiết bị của Công ty phần lớn đã cũ và lạc hậu, muốn có sản phẩm tốt với giá thành hạ thì Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu về công nghệ.

Với nguồn vốn có hạn, Công ty có thể đầu tư nâng cấp dần dần từng khâu mà không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, hoặc Công ty phải có một lượng vốn lớn dành cho đầu tư đổi mới trang thiết bị.

- Các biện pháp nâng cao chất lượng khâu cung ứng:

Doanh nghiệp muốn có sản phẩm chất lượng cao thì các yếu tố đầu vào là điều kiện cho khâu sản xuất, tập hợp đúng các yêu cầu mà khâu thiết kế đã đề ra. Vậy Công ty phải lựa chọn người cung cấp có khả năng cung ứng nguyên vật liệu, vật tư đúng chủng loại, đúng chất lượng và đúng thời gian.

Để thiết kế sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cần thiết, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Tổ chức tốt sự phối hợp giữa các nhà thiết kế các nhà quản trị marketing, tài chính doanh nghiệp cung ứng để thiết kế sản phẩm.

+ Đưa ra các phương án khác nhau về hình dáng, kết cấu, kích cỡ của sản phẩm với các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đáp ứng như cầu khách hàng.

+ Thử nghiệm và kiểm tra các phương án sản phẩm nhằm chọn phương án tối ưu. Những chỉ tiêu chủ yếu cần thiết kiểm tra ở từng phương án sản phẩm có thể là: Chất lượng của sản phẩm, chỉ tiêu tổng hợp về tài liệu thiết kế, công nghệ và chất lượng chế thử, hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử, chất lượng các phương pháp điều chỉnh, hệ số chất lượng chuẩn bị cho sản xuất hàng loạt.

+ Quyết định các tiêu thức chất lượng của sản phẩm, cụ thể các tiêu thức chất lượng của sản phẩm được thiết kế phải đáp ứng các yêu cầu chủ yếu như: Đáp ứng nhu cầu khách hàng, phù hợp với khả năng, đảm bảo tính cạnh tranh và tối thiểu hoá chi phí.

+ Phân tích về kinh tế. Đó là quá trình đánh giá mối quan hệ giữa lợi ích mà các đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm đem lại với chi phí cần thiết để tạo ra chúng.

Các bước nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế ở Công ty giấy Lửa Việt còn rất nhiều hạn chế, chưa có những phương pháp cụ thể để nâng cao chất lượng cũng như thay đổi mẫu mã để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Với điều kiện trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ trên cơ sở xây dựng chính sách mua sắm, dự trữ hợp lý, tính toán chính xác số lượng, chất lượng mỗi loại vật tư cần mua sắm và dự trữ; bố trí kho tàng và vận chuyển tối ưu, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn những phương thức giao nhận, kiểm kê,

thanh toán. Với công ty giấy Lửa Việt, nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất là tre, nứa… khai thác chủ yếu ở rừng tự nhiên nên không chủ động được nguyên liệu mùa vụ. Hiện này, Công ty chưa có phương pháp bảo quản, dự trữ nguyên liệu nên để lâu nguyên liệu sẽ bị mục ải, hoặc lúc thiếu không thể chọn được nguyên liệu nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Tại thời điểm hiện nay, doanh nghiệp phải chủ động quy hoạch đối rừng, đảm bảo được lượng dự trữ tối thiểu để đến khi chuyển mùa doanh nghiệp tự chủ dộng khai thác, không chờ dợi hàng trôi nổi như hiện nay. Chủ động liên kết với một số cơ sở sản xuất bột giấy ở các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái… để đáp ứng đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Chất lượng sản phẩm phải là một tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng để thể hiện tính năng kỹ thuật, nói lên tính hữu ích của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phải được thể hiện trong tieê dùng và cần xem xét sản phẩm thoả mãn tới mức độ nào của yêu cầu thị trường.

Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu, thị trường về mặt kinh tế - kỹ thuật, xã hội và phong tục. Vậy chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất phải được tiến hành với việc quản lý chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất là khai thác, huy động có hiệu quả quá trình công nghệ, thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, nên phải được tiến hành với quản lý chất lượng sản phẩm. Muốn làm tốt thì quản trị trong giai đoạn này cần phải thực hiện các mục tiêu sau:

- Cung ứng nguyên vật liệu đúng chủng loại, số lượng, đúng địa điểm, đúng thời gian.

- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu khi đưa vào sản xuất.

- Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn quy trình thao tác cho từng công việc. Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bộ phận, bán thành phẩm sau từng công đoạn, phát hiện sai sót để loại bỏ.

- Kiểm tra hiệu chỉnh thường kỳ các dụng cụ kiểm tra đo lường chất lượng.

Chỉ tiêu chất lượng cần xem xét, đánh giá trong giai đoạn này thường bao gồm các thông số kỹ thuật của các chi tiết, bộ phận bán thành phẩm và thành phẩm, các chỉ tiêu về tình hình thực hiện kỷ luật công nghệ, kỷ luật lao động trong các bộ phận cả hành chính và sản xuất. Công ty nên thường xuyên tổ chức thi tay nghề cho công nhân, giáo dục tư tưởng cho người lao động, không lãng phí trong sản xuất, đồng thời phải có kế hoạch đầu tư vốn, công nghệ, mua sắm thiết bị tiên tiến hiện đại. Cụ thể, trong thời gian tới Công ty phải nâng cao được chất lượg, giảm giá thành trong sản xuất thực hiện những tiêu chuẩn kỹ thuật được công nhận như ISO 9001, ISO 14000, Iso 9001 – 2000 bởi chỉ có chất lượng tốt thì doanh nghiệp mới có được vị trí trên thị trường và đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Thực hiện giải pháp sẽ góp phần gia tăng chất lượng sản phẩm của Công ty, số lượng bán ra tăng cao, thu nhập cho người lao động cũng được tăng dần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sản xuất trong tương lai…

Bảng 3.1: Ước lượng sản phẩm sau khi thực hiện các giải pháp

Chỉ tiêu sản phẩm ĐVT 2005 2006 2007

Giấy Kraft Tấn 5650 6020 6900

Giấy vệ sinh Tấn 680 720 850

(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty giấy lửa việt (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w