Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nớc về xuất khẩu

Một phần của tài liệu chiến lược thị trường - hạt nhân của chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu trong thời điểm hiện nay (Trang 56 - 59)

3. Những định hớng chiến lợc cho xuất khẩu Việt Nam

3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nớc về xuất khẩu

Nói về chính sách quản lý của Nhà nớc về hoạt động xuất khẩu thì quả là còn quá nhiều việc phải làm. Theo xếp hạng của tờ Nihon Keizai Shimbun dựa vào kết quả điều tra của từ 24 công ty Nhật bản ở ASEAN thì tính hiệu quả của bộ máy hành chính Việt Nam rất kém (đứng hàng thứ 8 trong khu vực ASEAN, chỉ trên mỗi Lào và Campuchia) .

Bảng 14 : Một số chỉ tiêu về môi trờng kinh doanh ở Việt nam

Quốc gia Hệ thống thuế Hiệu quả của bộ

máy hành chính Tính công minh của bộ máy hành chính

Singapore 4,2 4,5 4,3 Bruney 3,3 3,0 2,3 Malaisia 3,2 3,0 3,0 Thái lan 2,7 2,3 2,3 Philippin 2,7 2,4 2,2 Indonesia 2,3 1,9 1,8

Việt Nam 1,8 1,4 1,5

Myanma 1,7 1,6 1,6

Lào 1,5 1,3 1,4

Campuchia 1,4 1,1 1,1

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam số 79/1997)

Vừa qua Chính phủ đã thông qua Luật thơng mại, việc này đã tạo nên những khuôn khổ pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nớc đã tập trung quản lý xuất khẩu vào một đầu mối là Bộ thơng mại, Bộ thơng mại thực hiện chức năng quản lý thống nhất Nhà nớc và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ để quản lý hoạt động thơng mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng .

Hiện nay Bộ thơng mại đã cho phép tất cả các doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh trong nớc đều đợc quyền xuất khẩu trừ 5 nhóm hàng cần có giấy phép kinh doanh (gạo, dệt may, cà phê, gỗ và lâm sản) còn lại đợc xuất khẩu theo ngành hàng đã đăng ký kinh doanh và chỉ cần làm thủ tục hải quan. Chính phủ Việt Nam cũng cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài không những đợc xuất khẩu sản phẩm ghi trong giấy phép mà còn đợc mua nhiều loại hàng hoá để xuất khẩu hoặc chế biến xuất khẩu v.v. Tóm lại, cơ chế về thủ tục xuất khẩu của chúng ta hiện nay là khá thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và chúng ta cần phải phát huy cơ chế này.

* Vấn đề thuế

Thuế là vấn đề rất nan giải trong chính sách quản lý của Việt Nam hiện nay. Hệ thống thuế xuất khẩu của Việt Nam hiện nay còn dàn trải, vừa phức tạp (thuế xuất khẩu có 11 mức : Từ 0% - 45% đánh vào hơn 60 nhóm hàng), vừa đơn giản (danh mục hàng chịu thuế thờng chỉ có một cột và chỉ có một tỷ lệ áp dụng chung cho cả nhóm, cha thể hiện rõ chính sách đối với từng nớc, từng nhóm nớc. Năm 1998 gạo đã đợc Chính phủ dành cho mức thuế u đãi là 0%, đây là một biện pháp tài chính tốt nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo, các mặt hàng chủ lực khác cũng vậy, chúng ta nên có một cơ chế về thuế thích hợp theo hớng :

• Giảm thuế đối với những mặt hàng mà nguyên liệu nhập từ nớc ngoài và phải chịu thuế nhập khẩu .

• Giảm thuế đối với những nhóm hàng đợc chế biến (giảm theo tỷ lệ tinh chế ) .

• Giảm thuế đối với những mặt hàng mà việc sản xuất nó kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất nội địa khác .

Theo luật thuế giá trị gia tăng đợc áp dụng từ ngày 01/01/1999 trong đó quy định mức thuế suất 0% đối với tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu và các hàng hoá này còn đợc thoái trả thuế trị giá gia tăng ở các khâu trớc. Đây thực sự là một biện pháp tài chính tốt và chúng ta hãy để thời gian trả lời tính thực thi của nó .

* Về thủ tục Hải quan

Trong những tháng đầu năm 1998, Tổng cục Hải quan đã có những cải cách nhằm đơn giản thủ tục hành chính. Theo ông Phan Văn Dĩnh - Tổng cục trởng Tổng cục Hải quan thì đến nay 90% lợng hàng xuất khẩu đợc giải phóng trong ngày. Đây là một sự thay đổi mới của Tổng cục Hải quan. Phát huy những thành công này chúng ta tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính theo hớng :

• Sắp xếp, tổ chức lại

các địa điểm thông quan khép kín, đa các điểm thông quan này đặt ngay tại từng cảng.

• Phân luồng hàng hoá

thành các luồng "xanh, vàng, đỏ" nhằm áp dụng chế độ u tiên đối với loại hàng cần đợc u tiên và hàng cần đợc kiểm tra chặt chẽ. Hàng qua luồng "xanh" (hàng đợc miễn giảm thuế) đợc giải phóng trong vòng 4 giờ, còn hàng qua luồng "vàng, đỏ" (hàng có thuế, thuế cao, gian lận thơng mại ) sẽ đợc giải phóng trong vòng 8 giờ .

• Công khai niêm yết

tất cả các giấy tờ, thủ tục hải quan tại các cửa khẩu để hớng dẫn các doanh nghiệp .

• Thành lập các dịch vụ môi giới khai thuê hải quan nhằm tránh gian lận thơng mại .

Ngoài ra đối với các khu công nghiệp đòi hỏi Hải quan phải thuê đất để xây dựng địa điểm thông quan, Nhà nớc phải sớm có quy chế để giải quyết tình trạng này một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó Chính phủ phải thiết lập các đờng dây "nóng" nhằm giảm tối đa sự nhũng nhiễu của Hải quan .

Một phần của tài liệu chiến lược thị trường - hạt nhân của chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu trong thời điểm hiện nay (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w