Nâng cao chất lượng, công tác tuyên truyền quảng cáo

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

3.1.4 Nâng cao chất lượng, công tác tuyên truyền quảng cáo

Vì thương hiệu BIC rất mới, rất ít người biết tới. Do vậy chiến lược tuyên truyền quảng cáo năm 2007, giai đoạn đầu tiên trong chiến lược dài hạn PR của BIC là định vị in dấu hình ảnh của BIC trong nhận thức của khách hàng, đối tác và công chúng là một Công ty bảo hiểm phi nhân thọ chuyên nghiệp có uy tín, thân thiện luôn lấy khách hàng là trung tâm.

Trong điều kiện ngân sách cho báo chí, truyền hình còn hạn chế, năm 2007 BIC nên áp dụng cách thức giống như cách thức của một loạt ngân hàng thương mại cổ phần đã làm cách đây 3- 4 năm (như Habubank, VIBank, VPBank…). Trước mắt BIC cần tập trung vào công tác PR, quảng cáo trên một số thời báo kinh tế của Việt

Nam với lượng độc giả chủ yếu là các doanh nghiệp như: Thời báo kinh tế Sài Gò; Thời báo kinh tế, Báo đầu tư…với một số hình thức như sau:

- Đặt logo dưới dạng tai treo ở đầu trang Tài chính – Ngân hàng dài hạn vì chi phí không quá lớn

- Quảng cáo khổ 1/8 trang

- Giới thiệu dịch vụ dưới dạng hỏi đáp tư vấn. - Bài viết PR

Khi ngân sách tăng lên sẽ tập trung vào một số hình thức khác: - Làm chuyên mục giới thiệu dịch vụ

- Tăng cường trích dẫn ý kiến của BIC trên các bài viết về bảo hiểm.

- Quảng cáo trên Vnexpress, website có lượng độc giả truy cập nhiều nhất trong số các báo trên mạng

- Tham gia chương trình giới thiệu về doanh nghiệp trên TVad: Tần suất 1lần/quý.

3.1.5.Tăng cường khai thác các mặt hàng có tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại công ty còn thấp hoặc chưa tham gia bảo hiểm.

Hiện nay BIC mới chỉ bảo hiểm được các mặt hàng có giá trị rất thấp như: Hoa quả, quần áo, dược phẩm…Các mặt hàng có giá trị lớn như: dầu khí, máy móc thiết bị hiện đại, ô tô… thì không đáng kể. Do vậy trong thời gian trước mắt BIC nên tìm hiểu một số vấn đề sau:

- Mức phí mà BIC đang áp dụng đối với những mặt hàng này đã hợp lý chưa? Nên cân nhắc thay đổi theo nhu cầu của khách hàng và của đối thủ cạnh tranh.

- Chất lượng dịch vụ, điều kiện điều khoản đã cởi mở đối với khách hàng? có phù hợp với đại bộ phận khách hàng.

- Cần thu thập thêm thông tin và quan hệ tốt hơn nữa với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan hải quan để thu hút sự chú ý của họ tạo động lực cho họ tham gia bảo hiểm tại BIC.

- Thực tế hiện nay các mặt hàng xuất khẩu dầu thô đều nằm trong tay các nhà bảo hiểm nước ngoài, do vậy để khai thác được những đơn bảo hiểm này cần khuyến

khích BIDV tạo mối quan hệ tốt hơn nữa với Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, và hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để có thể nắm bắt trước thông tin, chứng tỏ cho họ thấy chất lượng dịch vụ của BIC để họ sẵn sàng tham gia bảo hiểm tại BIC.

3.2.Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất

Đây là một công tác làm giảm chi phí bồi thường khá lớn, do vậy BIC nên tập trung chú ý và có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

- Đối với từng chuyến hàng , từng hành trình công ty cần xem xét kỹ lưỡng đặc điểm tuyến hành trình, cảng đi, cảng đến, vùng biển mà họ sẽ đi qua, tình trạng hiện tại của phương tiện vận chuyển, trình độ của người lái tàu…

- Quản lý rủi ro: Tăng doanh thu, tăng số lượng khách hàng phải gắn liền với việc kiểm soát, xây dựng sổ tay quản lý rủi ro, có lịch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất;

- Công ty cần phối hợp, liên kết với các Công ty bảo hiểm khác để xây dựng hệ thống báo hiệu, đội cứu nạn, hệ thống thông tin liên lạc để có thể thường xuyên theo dõi hành trình của hàng hoá để có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời khi rủi ro xảy ra.

3.3.Công tác giám định bồi thường

Đây là một công tác quan trọng nhất giúp gia tăng giá trị dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó không làm tốt công tác này sẽ gây thiệt hại về doanh thu phí, tăng khả năng trục lợi bảo hiểm của khách hàng. Công ty nên có những biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ giám định, quan hệ tốt với các Công ty bảo hiểm khác để có thể nhờ họ giám định hộ một cách kịp thời, chính xác khi cần thiết; - Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cán bộ giám định như mảng BHHHXNK vận

chuyển bằng đường biển, đường hàng không. Hoặc theo chủng loại từng hàng hoá… - Yêu cầu khách hàng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để giám định và giải quyết

bồi thường.

- Luôn có khoản dự phòng bồi thường theo đúng quy định của pháp luật và cân đối với doanh thu phí bảo hiểm.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w