Đa dạng hố các hình thức huy động và đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 67 - 70)

1.4.1 .Môi trường kinh doanh

3.2.2.Đa dạng hố các hình thức huy động và đối tượng khách hàng

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo &PTNT

3.2.2.Đa dạng hố các hình thức huy động và đối tượng khách hàng

Đối với tiền gửi dân cư: bao gồm tiết kiệm và kỳ phiếu.

Trong số tất cả các nguồn vốn huy động được của ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm của dân cư được coi là nguồn có tính ổn định và vững chắc. Đối với NHTM việc tìm giải pháp để huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng luôn là vấn đề bức xúc và nan giải. Để đánh thức và khơi dậy sự “ khao khát tiền lời trong nhân dân”, NHNo&PTNT Hà Nội cần phải xuất phát từ cái gốc của người gửi tiền: mong muốn kiếm lợi thông qua nhận lãi tiền gửi, hoặc được đảm bảo an toàn , hay nhận được sự thuận lợi trong thanh tốn, giao dịch. Do đó cần tiếp tục thực hiện đa dạng hố các hình thức huy động thu hút tiền gửi từ dân cư như trả lãi trước, trả lãi định kỳ, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm khuyến mại, lãi suất luỹ tuyến, tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng USD… áp dụng nhiều kỳ hạn gửi tiền để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách hàng.

Phát triển mạnh dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ để thu hút tiền gửi cá nhân, tập trung vào khối các trường đại học, các cơ quan, xí nghiệp… Mặt khác chủ động triển khai làm tốt dịch vụ chuyển tiền của khách hàng, nhất là chuyển tiền cho sinh viên.

Phấn đáu năm 2006 NHNo&PTNT Hà Nội có số dư tiền gửi dân cư từ 3.600 đến 3.800 tỷ, chiếm 30% đến 32% nguồn vốn nhằm tạo sụ ổn định về nguồn vốn cũng như có lợi về lãi suất đầu vào, trong đó tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ đạt 1.000 tỷ, tương đương 63 triệu USD hằm đáp ứng cho các nhu cầu vay vốn nhập khẩu.

Tiền gửi các tổ chức kinh tế.

Mục tiêu lớn nhất của các tổ chức kinh tế khi gửi tiền vào ngân hàng là hưởng những tiện ích trong thanh tốn. Đối với ngân hàng, đây là nguồn tiền gửi có chi phí huy động và tính ổn dịnh thấp nhất. Do vậy, ngồi nguồn vốn huy động được từ dân cư ngân hàng cũng cần quan tâm đến tính hiệu quả cao của nguồn vốn này. Theo định hướng của NHNo Hà Nội đặt ra cho năm 2006 thì ngân hàng cần phải triển khai thực hiện những giải pháp sau:

- Tiếp tục duy trì phong cách và phương thức cũng như kỹ thuật giao dịch để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nhằm ổn định khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới mà tập trung vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, các chi nhánh điện nội thành, các dự án kinh tế.

- Tiếp tục mở rộng diện thu tiền mặt đối với các doanh nghiệp, các của hàng xăng dầu, các đại lý bán hàng đóng trên địa bàn, các điểm vui chơi giải chí tại các cơng viên, trung tâm thương mại siêu thị.

- Tiếp tục việc triển khai việc chi trả tiền lương cho một số doanh nghiệp có thu nhập ổn định khá và một số trường đại học qua máy ATM.

- Phấn đấu đạt số dư tiền gửi các TCKT 4.200 tỷ đế4.500 tỷ, chiếm 36% đến 38% nguồn vốn kinh doanh.

Tiền gửi Kho bạc Nhà nước.

Năm 2006, NHNo Hà Nội tiếp tục phục vụ các nhu cầu của Kho bạc tốt hơn nữa nhằm tạo lòng tin và thu hút thêm các Chi nhánh Kho bạc Quận khác, đồng thời giữ tốt mối quan hệ với Kho bạc để có số dư tiền gửi 2.800 đến 3000 tỷ đồng, chiếm 22% đến 25% nguồn vốn kinh doanh.

Tiền gửi của các tổ chức khác.

NHNo&PTNT Hà Nội là chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội, một địa bàn có tính cạnh tranh cao, tập trung rất nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức đoàn thể, do vậy để thu hút vốn đòi hỏi ngân hàng phải thực sự chủ động trong công tác huy động vốn. Hiện nay, tuy số dư còn nhỏ, năm 2006 NHNo Hà Nội sẽ tiếp cận thêm các trường Đại học có nguồn thu lớn nhất là các trường đại học dân lập, các cơ quan bảo hiểm, để nâng nguồn vốn này lên 150 đến 200 tỷ đồng.

Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng.

các Tổ chức tín dụng rất khơng ổn định và lãi suất cao. Vì vậy, nếu nguồn này huy động nhiều sẽ không mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2006 NHNo Hà Nội giữ nguồn vốn này ở mức 8% đến 10% tổng nguồn vốn (Đây là nguồn vốn không ỳ hạn của NHCS XH hoặc theo chỉ đạo của Trung ương để xử lý nguồn tiền gửi của các TCTD cho phù hợp và có hiệu quả đảm bảo thực hiện kế hoach kinh doanh năm 2006 TW giao).

Các loại hình dịch vụ khác.

Xu thế cạnh tranh hiện đại là xu thế cạnh tranh trên lĩnh vực chất lượng dịch vụ. Dịch vụ chính là sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọng quan tâm nhiều hơn đến loại hình này. Thơng qua việc cung cấp các loại hình dịch vụ, ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn nói riêng của ngân hàng và hoạt động kinh doanh nói chung. Trong năm 2006, thiết nghĩ NHNo&PTNT Hà Nội cần tiến hành những công việc sau:

Triển khai và phổ biến rộng rãi, rõ ràng chu đáo dịch vụ FONE- BANKING đến các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế có quan hệ tiền gửi, tiền vay lớn tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Tiếp tục làm tốt và mở rộng diện thu- chi tiền mặt miễn phí đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thu- chi tiền mặt hàng ngày.

Nâng cao hơn nữa dịch vụ tư vấn. NHNo&PTNT Hà Nội nên mở rộng dịch vụ này thông qua việc phân loại khách hàng. Nếu khách hàng gửi tiền, ngân hàng nên tư vấn , hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình gửi tiền nào, lãi suất và thời gian huy động sao cho vùa đáp ứng dược nhu cầu rút tiền vừa giúp khách hàng có thu nhập cao nhất. Nếu khách hàng có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể giúp khách hàng xây dựng dự án, lựa chọn sản xuất sản phẩm, các án kỹ thuật... với lãi suất tiền vay có lợi nhất.

Triển khai 100% các chi nhánh cấp iii thực hiện thanh toán quốc tế và cho vay ngoại tệ tại chi nhánh đồng thời mở rộng dịch vụ kiều hối cho tất cả các điểm giao dịch.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 67 - 70)