Phân tích kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá các doanh nghiệp ở việt nam (Trang 59 - 68)

2.3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2002-2006 (Trình bày lại)

Các báo cáo tài chính của Bibica được trình bày lại nhằm mục đích thuận tiện và rõ ràng trong tính toán.

Bảng 2.12: Kết quả hoạt động kinh doanh 2002-2006

Nghìn VNĐ 2002 2003 2004 2005 2006

Doanh thu thuần

212,356,4 23 247,982, 450 244,006,5 32 285,362,24 4 341,331,52 0 Giá vốn (Không tính khấu hao) (163,029,495) (170,971,571) (165,666,407) (200,272,849) (244,693,501) Chi phí bán hàng & quản lý (45,970,410) (49,037,575) (49,656,136) (50,122,899) (67,644,355) Khấu hao TSCĐ hữu

hình (4,923,267) (7,353,847) (6,708,555) (8,093,702) (10,263,771)

Thu nhập trước thuế,

lãi vay (EBIT) (1,566,749) 20,619,457 21,975,434 26,872,794 18,729,893

Thu nhập khác 116,715 1,100,135 (9,763) 169,761 6,348,503 Thu lãi tiền gửi 267,280 72,265 141,303 219,830 - Chi phí lãi vay (3,980,587) (3,839,753) (3,309,412) (3,152,732) -

Thu nhập trước thuế (5,163,341) 17,952,104 18,797,562 24,109,653 25,078,396

Thuế Thu nhập doanh

nghiệp - - (2,893,612) (3,731,895) (5,751,990)

Lợi nhuận sau thuế (5,163,341) 17,952,104 15,903,950 20,377,758 19,326,406

Trong bảng trên, khoản mục Khấu hao TSCĐ hữu hình được tách khỏi Giá vốn hàng bán vì khấu hao không phải là khoản chi thực sự, không phải là dòng tiền ra.

Bảng 1 trình bày kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 5 năm từ 2002 đến 2006. Số liệu được lấy từ báo cáo tài chính các năm đã được kiểm toán của BIBICA, được trình bày lại để thuận tiện trong việc tính toán các chỉ tiêu cũng như phản ánh chính xác hơn tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

2.3.3.2 Bảng cân đối kế toán 2002- 2006 (Trình bày lại)

Bảng 2.13: Bảng cân đối kế toán 2002- 2006

Nghìn VNĐ 2002 2003 2004 2005 2006

TÀI SẢN

Tiền mặt từ hoạt

động 12,505,514 10,759,337 7,529,032 11,170,114 10,554,434 Các khoản phải thu

29,347, 832 26,615,6 37 23,641, 647 26,583, 506 32,902,7 06 Hàng tồn kho 52,946,668 47,126,482 58,802,832 61,231,246 63,822,665 Tài sản ngắn hạn khác 1,943,884 1,399,484 1,372,376 1,187,325 48,716,538 Tài sản lưu động 96,743,898 85,900,940 91,345,887 100,172,191 155,996,343 GTCL TSCĐ (nhà xưởng, thiết bị) 61,532, 640 69,719,4 21 63,517, 168 63,319, 732 59,930,0 38 TS hoạt động khác 3,666,938 4,046,593 3,443,471 2,705,626 12,101,365 Đầu tư dài hạn 11,575,760 695,432 1,371,766 11,662,450 14,786,062

Tổng tài sản 173,519,236 160,362,386 159,678,292 177,859,999 242,813,808 Vay và nợ ngắn hạn 53,681,328 42,475,605 30,107,039 23,328,613 5,431,040 Phải trả người bán 35,919,099 27,325,404 31,512,228 45,173,118 42,566,521 Thuế và các khoản phải nộp NN 1,079,277 3,379,009 4,319,192 2,395,570 2,271,841 Nợ ngắn hạn khác 3,618, 037 3,241,6 34 7,516, 936 3,615, 461 16,922,0 59 Tổng Nợ ngắn hạn 94,297,741 76,421,652 73,455,395 74,512,762 67,191,461 NGUỒN VỐN Nợ dài hạn 101,384,616 81,847,421 78,966,093 81,089,226 79,812,864 Vốn chủ sở hữu 72,134,620 78,514,965 80,712,199 96,770,773 163,000,944 Tổng Nguồn vốn 173,519,236 160,362,386 159,678,292 177,859,999 242,813,808

Bảng cân đối kế toán 2002 – 2005 cho thấy quy mô tài sản – nguồn vốn tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu trung bình là 10%. Năm 2006, công ty đã phát hành 3,160,000 cổ phiếu trị giá 31,600 tỷ đồng.

2.3.3.3 Phân tích kết quả kinh doanh

a) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau thuế điều chỉnh (NOPLAT) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau thuế điều chỉnh được tính trên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi thuế phải nộp tính trên phần doanh thu này.

Bảng 2.14: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau thuế (2002 – 2006)

2002 2003 2004 2005 2006

Doanh thu thuần 212,356,423 247,982,450 244,006,532 285,362,244 341,331,520 Giá vốn hàng bán (163,029,495) (170,971,571) (165,666,407) (200,272,849) (244,693,501) Chi phí bán hàng & quản

lý (45,970,410) (49,037,575) (49,656,136) (50,122,899) (67,644,355) Khấu hao TSCĐHH (4,923,267) (7,353,847) (6,708,555) (8,093,702) (10,263,771)

Thuế Thu nhập doanh

nghiệp (2,893,612) (3,731,895) (5,751,990)

NOPLAT (1,566,749) 20,619,457 19,081,822 23,140,899 12,977,903

NOPLAT qua các năm thay đổi không cùng chiều tăng giảm. Tuy doanh thu tăng liên tục nhưng NOPLAT còn phụ thuộc vào các yếu tố chi phí và thuế. Thuế TNDN tăng do phần ưu đãi thuế công ty được hưởng giảm dần.

b) Dòng tiền thuần tự do

Dòng tiền thuần tự do gồm 2 bộ phận: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dòng tiền từ đầu tư.

Dòng tiền thuần tự do (FCF) = Dòng tiền hoạt động + Dòng tiền đầu tư Dòng tiền hoạt động = NOPLAT + Chi phí Khấu hao TSCĐ

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (Đầu tư thuần)

= Tăng (giảm) TSLĐ ròng + Chi phí vốn - Tăng (giảm) Nợ hoạt động khác • Thay đổi TSLĐ ròngt = TSLĐ ròng t – TSLĐ ròng t+1

• Chi phí vốn = (GTCL TSCĐt - GTCL TSCĐt+1) – Chi phí khấu hao TSCĐt

• Thay đổi Nợ hoạt động khác = Nợ kháct - Nợ kháct+1

Bảng 2.15: Tính dòng tiền thuần tự do 2002 2003 2004 2005 2006 NOPLAT (1,566,749) 20,619,457 19,081,822 23,140,899 12,977,903 Khấu hao TSCĐ (4,923,267) (7,353,847) (6,708,555) (8,093,702) (10,263,771) Dòng tiền thuần 3,356,5 18 27,973,3 04 25,790,37 7 31,234,6 01 24,596,2 82 Tăng TSLĐ ròng 17,600,816 4,172,592 3,957,362 (990,511) (45,247,880) Chi phí vốn (17,198,232) (15,540,628) (506,302) (7,896,266) (6,874,077) Tăng TS/Nợ phải trả khác (5,108,637) 729,716 3,595,027 (3,106,864) (9,853,253)

Đầu tư thuần (4,706,053) (10,638,320) 7,046,087 (11,993,641) (61,975,210) DÒNG TIỀN THUẦN TỰ DO (1,349,535) 17,334,984 32,836,464 19,240,960 (38,733,536)

Nhìn chung, lưu chuyển tiền tệ của công ty được đánh giá là tốt vì dòng tiền thuần đều tăng tương ứng với quy mô sản xuất của công ty qua các năm.

c) Phân tích các tỷ số

c1. Tỷ số về khả năng sinh lời

* Doanh thu và Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 5 năm 2002- 2006 của BIBICA là 15.46%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình ngành bánh kẹo (12.25%). Sự thay đổi của doanh thu được biểu diễn trong biểu đồ 2.16 sau:

Năm 2004, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của BIBICA giảm so với năm 2003 mặc dù lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 27,96% so với năm 2003 do công ty không được hưởng ưu đãi thuế nên đã làm giảm lợi nhuận.

Hơn nữa, năm 2004 là năm các loại nguyên vật liệu chủ yếu như đường, trứng, sữa, bột mỳ đều tăng giá mạnh làm tăng giá thành đầu vào của công ty. Mặc dù doanh thu tăng qua các năm, nhưng lợi nhuận do ảnh hưởng của chi phí nên không thay đổi cùng chiều.

* Phân tích cơ cấu chi phí:

% 2002 2003 2004 2005 2006

Giá vốn (Không tính khấu

hao) 79.09% 71.91% 70.64% 73.02% 74.70%

Chi phí BH và QL 21.65% 19.77% 20.35% 17.56% 19.82%

- Giá vốn hàng bán (không tính đến chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình): Trong giá vốn hàng bán, chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 60% giá vốn.

Nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm của BIBICA chủ yếu là hàng nông sản, hay chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh, đồng thời một số nguyên liệu nhập chịu tác động của biến động giá trên thị trường quốc tế.

Từ năm 2003 BIBICA đã áp dụng định mức tiêu hao nguyên vật liệu làm chi phí giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát, cúm gia cầm, tăng giá nguyên liệu ngoại nhập nên giá vốn có xu hướng tăng lên.

- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: có xu hướng giảm đi. Bộ máy quản lý của công ty được đánh giá là hiệu quả trong việc duy trì ổn định chi phí quản lý.

* Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) và Tỷ suất Lợi nhuận/VCSH (ROE) Từ năm 2003 đến 2006, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE) đều tăng lên. Năm 2005, ROA = 6.91%, ROE = 12.69%. Doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi, nhưng so sánh tỷ suất lợi nhuận với công ty bánh kẹo lớn khác như Kinh đô, các tỷ lệ này vẫn thấp hơn.

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC)

Vốn đầu tư ( Invested Capital) là lượng vốn được đầu tư trở lại doanh nghiệp. Trong bảng trên đã tính vốn đầu tư từ năm 2002 đến 2006.

Vốn đầu tư = TSLĐ ròng + GTCL của TSCĐ + Tài sản/Nợ khác

Vốn đầu tư được tính từ khi bắt đầu được đầu tư do vậy vốn đầu tư được tính ngay từ thời điểm đầu năm.

2002 2003 2004 2005 2006 Tài sản lưu động ròng 56,127,48 5 51,954,89 3 47,997,53 1 48,988,04 2 94,235,92 2 GTCL của TSCĐ 61,532,640 69,719,421 63,517,168 63,319,732 59,930,038 Nợ phải trả khác 2,257,516 1,527,800 (2,067,227) 1,039,637 10,892,890 Vốn đầu tư 119,917,641 123,202,114 109,447,472 113,347,411 165,058,850

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) thể hiện hiệu quả của một đồng vốn được đầu tư trở lại doanh nghiệp.

ROIC = NOPLAT / Vốn đầu tư

Bảng 2.18: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư

Nghìn VNĐ 2002 2003 2004 2005 2006

NOPLAT (1,566,749) 20,619,457 19,081,822 23,140,899 12,977,903 Vốn đầu tư (đầu

năm) 120,134,8 55 119,917,6 41 123,202,11 4 109,447,4 72 113,347,4 11 ROIC -1.30% 17.19% 15.49% 21.14% 11.45%

Giai đoạn 2002-2006 là giai đoạn công ty thực hiện nhiều dự án đầu tư nên tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư khá cao. Hiệu quả đầu tư của công ty được đánh giá tốt vì sau khi trừ đi các khoản chi phí, thuế, lợi nhuận thu được cao. Tuy nhiên, qua các năm có sự biến động lớn do công ty liên tục có những dự án mới.

c2. Hệ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán nhanh và Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tăng mạnh vào năm 2006 do các dự án triển khai năm 2004, 2005 đã thu được kết quả.

Năm 2006, công ty có khả năng thanh toán tương đối cao. Hệ số thanh toán hiện hành đã được cải thiện đáng kể lên 2.32 lần, cao hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành, tăng gấp rưỡi năm 2005. Nguyên nhân là do công ty tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nhờ vậy tài sản lưu động ngắn hạn tăng. Tuy nhiên, khả năng thanh toán bằng tìền mặt không có biến động đáng kể.

c3. Hệ số hiệu quả hoạt động của công ty

Phân tích các hệ số hiệu quả hoạt động cho biết hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng tài sản cố định, chu chuyển của hàng tồn kho…

Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên rõ rệt qua các năm, chứng tỏ công ty đã tận dụng được công suất của máy móc thiết bị, đặc biệt là khai thác triệt để các dây chuyền mới.

Hiệu suất sử dụng tài sản vẫn còn thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong thời gian tới.

Vòng quay của hàng tồn kho vẫn rất cao chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt. Hàng tồn kho tồn lâu là do công ty dự trữ một lượng lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất.

c4. Hệ số cơ cấu vốn

Biểu đồ 2.21 : Cơ cấu vốn của Bibica

Cơ cấu vốn của BIBICA thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm lượng vốn vay. So sánh với các công ty lớn khác như Kinh đô 64.52%, Vinamilk 56.4%, BIBICA đang có cơ cấu vốn khá an toàn, ở tỷ lệ trung bình của thị trường. Công ty có khả năng tài chính tốt để có thể đầu tư mở rộng quy mô mà không cần vay vốn nhiều.

Một phần của tài liệu khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá các doanh nghiệp ở việt nam (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w