- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp gửi vốn trung và dài hạn Ngân hàng cần chú ý đến các biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích các tổ chức gửi vốn trung và dài hạn như: Chính sách khuyến khích về lãi suất, có thể yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp chuyện một phần tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Làm thế vừa đảm bảo họ có thể rút vốn bất kỳ lúc nào khi cần, vừa được hưởng mức lãi suất cao của khoảng tiền gửi có kỳ hạn.
- Tập trung vào khu vực dân cư. Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế thường chỉ có các khoản tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn do họ chỉ có thể có số dư tiền mặt tạm thời hoặc để giao dịch thanh toán… chỉ có khu vực dân cư là nơi huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu của ngân hàng. Thu nhập của người dân ngày càng tăng, quan điểm thích giữ tiền đã thay đổi, họ ngày càng có xu hướng gửi tiết kiệm. Mở rộng các hình thức gửi tiết kiệm trong dân bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu, đa dạng hoá hạn. Không chỉ dừng lại ở việc chỉ có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn theo kiểu 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…, mà ngân hàng cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân.
- Ngoài ra ngân hàng cũng nên tập trung vào các đối tượng hưởng lương, hưởng trợ cấp vì các đối tượng này có thu nhập ổn định và có xu hướng tiết kiệm. Những biện pháp để thu hút đối tượng là:
+ Ngân hàng giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động
+ Ngân hàng chỉ đạo cán bộ của mình có thái độ lịch sự, kính trọng, hướng dẫn khách hàng tận tình chu đáo.
+ Ngân hàng chủ động chỉ đạo cán bộ trực tiếp và cách tốt nhất là thông qua các hội, các tổ chức mà các đối tợng này hay tham gia: câu lạc bộ , hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh…
+ Tích cực tuyên truyền, và phải biết đánh vào tâm lý của họ, tâm lý cẩn thận, an toàn.