Nhóm giải pháp cho thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu kinh đô (Trang 57 - 63)

* Giải pháp nguồn nhân lực:

Từ thực trạng cho ta thấy đội ngũ nhân viên của Kinh Đô Miền Bắc được bố trí không chuyên môn hóa. Trường hợp Kinh Đô, công tác về truyền thông chủ yếu do phòng Marketing đảm nhận, tuy nhiên nhân viên cho vịêc nghiên cứu thị trường và mảng PR còn thiếu. Các thành viên phụ trách kênh sản phẩm của mình phải tự lo kế hoạch tung sản phẩm bao gồm tiếp thị giới thiệu, thiết kế mẫu mã và các công cụ khuyếch trương, phát triển sản phẩm.

Công ty nên tuyển chọn thêm những nhân viên mới có hiểu biết về từng lĩnh vực cụ thể ( PR, truyền thông: Bao gồm cả thiết kế đồ hoạ, ý tưởng quảng cáo,…) tránh tình trạng khối lượng công việc tập trung và có hiệu quả cao hơn. Với những mảng thiết kế mẫu mã sản phẩm nên có những bộ phận sáng tạo riêng, bộ phận truyền thông hay quan hệ cộng đồng, nên có những đối tượng riêng phụ trách với đầy đủ chuyên môn chuyên sâu, như thế chất lượng chương trình sẽ cao hơn. Tuy nhiên vấn đề phát sinh là chi phí để tuyển dụng và trả lương thưởng sẽ cao hơn, thế nhưng với một Kinh Đô tiềm lực như hiện nay đấy không thể là khó khăn. Trên thực tế, hiện nay công ty đã và đang tiến hành tuyển dụng những cá nhân có năng lực vào các vị trí thích hợp, đảm bảo cho quá trình chuyên môn hoá được diễn ra thuận lợi. Ngoài ra công ty cũng đang tuyển mới khá nhiều nhân viên nhằm mục đích mở rộng kênh phân phối.

* Giải pháp sản phẩm:

Hiện các sản phẩm của công ty chủ yếu hướng tới phục vụ những cá nhân và hộ gia đình có thu nhập từ khá trở lên, thị trường Kinh Đô hầu như bao trọn gói. Hơn hẳn một số đối thủ về trình độ công nghệ sản xuất cũng như đầu tư cho phát triển sản phẩm ( mẫu mã, chất lượng, khuyếch trương,

…) có thể nói Kinh Đô là sự lựa chọn số 1 khi người tiêu dùng mua sắm. Phương châm xâm nhập thị trường của Công ty có thể chỉ hướng tới một số đối tượng nhất định nào đó như vậy có thể là do chiến lược phát triển mà Kinh Đô lựa chọn.

Cá nhân tôi đề xuất có thể Kinh Đô nên mở rộng hoạt động sản xuất sang phục vụ cho các đối tượng có thu nhập thấp, hướng tới mục tiêu thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng trong xã hội. Thương hiệu Kinh Đô hướng tới sản xuất những sản phẩm cơ bản tạo phong cách sống, thiết nghĩ Công ty cũng cần phải hướng tới phục vụ nhu cầu của nhiều người tiêu dùng.

Trên thực tế Kinh Đô luôn có các hoạt động ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào từ thiện xã hội, quan tâm tới công ích xã hội,… thì việc mở rộng đối tượng phục vụ càng khắc sâu vào tâm trí của khách hàng thương hiệu Kinh Đô với đầy tính nhân văn sâu sắc.

Ngoài ra, công ty còn cần lưu ý nên sản xuất các sản phẩm chú ý tới khẩu vị thưởng thức của người tiêu dùng. Khách hàng sẵn sàng chi trả nếu như thưong hiệu hàng hoá đảm bảo chất lượng và hợp khẩu vị tiêu dùng. Với khả năng tài chính hiện có Kinh Đô không ngại đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt chất lượng đấy là thế mạnh cạnh tranh lớn của Công ty. Hy vọng với chiến lược mở rộng sản xuất sản phẩm, Kinh Đô có thể giữ vững vị trí thống trị trên thị trường bánh kẹo hiện nay.

* Giải pháp quảng bá thương hiệu và xây dựng văn hoá thương hiệu:

Kinh Đô cần đề ra câu khẩu hiệu. Khẩu hiệu là bộ phận cấu thành của thương hiệu. Khẩu hiệu truyền đạt khá nhiều thông tin bổ sung và tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận nhanh hơn, dễ hơn với những ý tưởng Công ty muốn truyền đạt thông qua logo và tên thương hiệu. Thực tế có khá nhiều doanh nghiệp thành công và slogan được người tiêu dùng nhắc đến như gắn liền với thương hiệu sản phẩm. Khẩu hiệu của công ty phải thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp, thể hiện được mục tiêu hướng tới.

Ngoài ra, cần nắm rõ được nguyên tắc đặt khẩu hiệu như ngắn gọn, dễ nhớ, không trùng lắp với các câu khẩu hiệu khác. Công ty cần xem xét thật kỹ lưỡng, chuẩn bị thật chi tiết kế hoạch thiết kế khẩu hiệu để tránh xảy ra những sai sót, có thể tự làm hoặc thuê từ bên ngoài.

Kinh Đô cần đầu tư ngân sách thích hợp cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo thích hợp. Hoạt động PR là hoạt động khá mới ở Việt Nam hiện tại, bên cạnh việc đầu tư cho quảng cáo khuyến mãi, Kinh Đô cần tổ chức một phòng PR luôn chăm sóc và nâng cao giá trị uy tín thương hiệu trên thị trường và nâng cao sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm.

Khẩu hiệu ảnh hưởng rất lớn tới phong cách phục vụ và văn hoá thương hiệu của doanh nghiệp. Nhân viên của công ty là thương hiệu của công ty, nhân viên thể hiện văn hoá doanh nghiệp và khách hàng cuối cùng sẽ là người tiếp nhận văn hoá đó. Nói cách khác, nếu thương hiệu của bạn hứa hẹn điều gì với khách hàng thì bạn nên thực hiện cho được lời hứa đó. Lời hứa thương hiệu là một thông điệp thêm vào trong: tầm nhìn, chiến lược,… của doanh nghiệp đặt ra nhằm thể hiện vai trò của mình. Doanh nghiệp cần xem khẩu hiệu của mình làm phương châm hoạt động cho toàn bộ công ty, nó không thể được xem là lời hứa suông với khách hàng. Môi trường của tổ chức, nơi mà mọi người làm việc, giao tiếp,… sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên trong môi trường đó. Văn hoá của tổ chức sẽ hướng hành vi của nhân viên theo phương châm hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần giúp nhân viên của mình hiểu được phương hướng hoạt động của công ty thông qua những ứng xử của chính mình đối với lời hứa với khách hàng và thương hiệu. Bộ phận quản trị của Kinh Đô nên hiểu rằng văn hoá tổ chức của họ giúp họ duy trì lời hứa thương hiệu theo cách “ hãy đối xử với khách hàng theo cách mà bạn muốn được đối xử”. Cần thuê một đội ngũ các nhà tư vấn thiết lập một bảng mô tả sơ lược về các phong cách quản lý và những cảm nhận của nhân viên về phong cách quản lý đó của doanh nghiệp. Từ đó xác định xem phong cách quản lý trước tới giờ có

phù hợp hay không, từ đó nhận ra những yếu tố nào đã tạo nên môi trường làm việc của mọi người. Đồng thời, mọi người có thể xác định ra họ đang hướng tới mục tiêu gì và cần phải thực hiện ra sao cho đúng. Và họ có thể đưa ra một phép so sánh với những gì họ tin tưởng đó với hình ảnh công ty. Việc thực hiện lời hứa thương hiệu là việc phải làm của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiếp tục duy trì danh tiếng của mình. Và muốn thực hiện lời hứa thương hiệu, doanh nghiệp phải chú ý tới văn hoá của tổ chức, nó sẽ là nhân tố quan trọng quýêt định khả năng giữ lời hứa của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình.

* Giải pháp phát triển thương hiệu:

Hiện nay kênh Bakery của Kinh Đô chưa được hoàn thiện, doanh nghiệp cần xây dựng sao cho hoàn thiện hệ thống Franchising để có được hiệu quả tốt nhất. Hiện tại Việt Nam các doanh nghiệp đi tiên phong, gặt hái được khá nhiều thành công phải kể tới Trung Nguyên, kế tới là loạt cửa hàng Phở 24 cũng đã rất thành công trên thị trường,…

Theo định nghĩa của Hội Đồng Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ :

“ Franchise là một hợp đồng hay thoả thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: Người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền với nhãn hiệu hay thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua franchise phải trả một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise.”

Franchise hay đơn giản đó là hình thức chuyển nhượng thương hiệu, thương hiệu nhượng quyền là những đặc trưng làm nổi bật tính riêng biệt của Kinh Đô Bakery với những thành phần khác nhau về cơ sở vật chất và tài sản trí tuệ. Nó bao gồm kiểu cách Bakery, màu sắc trang thiết bị, thực đơn sản phẩm, công thức; phương pháp chế biến, các tiêu chuẩn và quy

cách về điều hành kinh doanh, phục vụ khách hàng cùng các nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký, tên thương mại, logo biểu tượng, quyền tác giả, xuất xứ. Tất cả thuộc quyền sở hữu của công ty cổ phần Kinh Đô Miền Bắc.

Thực tế mô hình chuyển nhượng này đã được Công ty Cổ phần Kinh Đô Sài Gòn đã tiến hành với một số yêu cầu cụ thể với các đối tác được chuyển nhượng, một số quy định thực hiện cũng như quyền lợi được hưởng, nghĩa vụ thực hiện của các bên tham gia chuyển nhượng.

Nếu Kinh Đô Miền Bắc có thể áp dụng được thì việc quản lý, kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên là một vấn đề còn khá mới tại Việt Nam franchise hiện chưa có luật điều chỉnh, các bên tự đảm bảo bằng trách nhiệm và hợp đồng kinh tế thông thường. Khả năng mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển thương hiệu nhanh tuy nhiên lại có thể gặp rủi ro trong vấn đề quản lý. Nếu không kiểm soát được có thể dẫn tới tình trạng ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu, thiệt hại là rất lớn.

Ngoài ra, việc tự tạo cho mình một siêu thị bánh kẹo cũng khá ổn cho công cuộc phát triển thương hiệu của công ty. Với siêu thị này Kinh Đô có thể giới thiệu cho thị trường hàng loạt mẫu mã sản phẩm đa dạng, và đặc biệt khách hàng có thể yên tâm khi lựa chọn sản phẩm. Khách hàng hoàn toàn yên tâm khi quyết định mua vì nó được đảm bảo, đáng tin cậy. Hạn chế việc so sánh lựa chọn khi tiêu dùng, ngoài ra ở đây Kinh Đô có thể tiến hành các chương trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, như các chương trình khuyến mại, giảm gía, tặng quà,… Nếu mở rộng ra Kinh Đô có thể tiến sang một lĩnh vực khác đó là cho thuê các gian trưng bày trong siêu thị bánh kẹo của mình, đấy là những gian hàng riêng, các doanh nghiệp khi tham gia sẽ phải chịu một số quy định nhất định ( phí tham gia,…). Việc mở rộng lĩnh vực hoạt động tạo điều kiện Kinh Đô khuyếch trương thương hiệu, nâng tầm giá trị cho thương hiệu của mình trở thành doanh nghiệp có thương hiệu mạnh hàng đầu hiện nay. Hiện đã có các siêu thị điện lạnh,

điện máy khá phổ biến tại sao một siêu thị thực phẩm lại không có thể thực hiện, đội ngũ nhân viên cùng khả năng tài chính của công ty là những điều kiện thuận lợi giúp Kinh Đô có thể thực hiện dự án này.

* Giải pháp bảo vệ thương hiệu:

Việc hiện nay trên thị trường, có khá nhiều loại hàng hoá nhãn hiệu bị làm hàng nhái, hàng giả là khá phổ biến. Đó là vấn nạn mà các doanh nghiệp và nhà nước ta đang rất quan tâm. Công ty cần có biện pháp theo dõi để phát hiện nếu có doanh nghiệp khác sử dụng thương hiệu trùng hoặc tương tự với thương hiệu của mình một cách vô tình hay cố ý gây ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín thương hiệu của công ty. Điều đó công ty cần phải thường xuyên theo dõi đài báo tin tức, thu thập thông tin từ thị trường qua các đơn vị nghiên cứu chuyên nghiệp, qua nhân viên bán hàng, hay qua trực tiếp khách hàng. Công ty nên thường xuyên tạo sự liên hệ với khách hàng, tiếp nhận những luồng thông tin phản hồi từ khách hàng về các hiện tượng làm nhái làm giả. Đây là biện pháp bảo vệ thương hiệu khá tốt đồng thời là công cụ để tạo ra uy tín thương hiệu với khách hàng, bởi nó thể hiện sự quan tâm của công ty tới khách hàng, luôn chăm lo tới sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc chú ý tới lợi ích của người tiêu dùng. Có như vậy sự phục vụ với khách hàng sẽ tốt hơn.

Ngoài ra công ty có thể tạo ra các rào cản chống xâm phạm thương hiệu bằng cách tạo nên các kiểu dáng bao bì có sự khác biệt hoá cao vì với tính khác biệt cao ấy vịêc phát hiện cũng dễ dàng hơn. Đồng thời việc thường xuyên đổi mới bao bì cũng là cách bảo vệ thương hiệu khá tốt, nó khiến cho việc làm nhái cũng khó theo kịp, tuy nhiên cách này không khả quan vì chi phí khá tốn kém. Tốt nhất nên thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa khách hàng và doanh nghiệp, cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hoá công ty tạo sự thân thiện với khách hàng. Cần chú ý đăng ký thương hiệu kiểu dáng công nghiệp sản phẩm cho các cơ quan có thẩm quyền, thuận tiện cho việc giải quyết tranh chấp thương hiệu xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề mà phía

công ty nên làm hiện nay là liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sao cho phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Nên mở rộng mạng lưới tiêu thụ, và thường xuyên rà soát lại thị trường để sớm phát hiện và giải quyết các trường hợp hàng nhái, hàng giả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu kinh đô (Trang 57 - 63)