Một số thiếu sót trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu kinh đô (Trang 46 - 48)

phẩm cung cấp, hợp thị hiếu người tiêu dùng với chủng loại đa dạng và giá cả hợp lý, hệ thống kênh tiêu thụ rộng khắp và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.

Có thể thấy rõ hoạt động xây dựng thương hiệu của Công ty là hoạt động đầu tư đem lại giá trị vô hình trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Cách thức hoạt động được xây dựng khá quy mô và có định hướng rõ ràng. Nắm bắt được nhu cầu trên thị trường bánh kẹo hiện nay, bộ phận nghiên cứu thị trường đã có chiến lược phát triển sản phẩm và tiêu thụ hợp lý.

Hơn nữa, vấn đề đầu tư cho thương hiệu được cán bộ trong Công ty rất quan tâm, được xem như là một chiến lược hết sức quan trọng và có sự chuẩn bị nghiêm túc kỹ càng. Mỗi năm đầu tư tài chính một khoản không nhỏ cho chiến dịch khuyếch trương và quảng cáo thương hiệu, đồng thời được thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên có trách nhiệm, tinh thần và được đào tạo cơ bản.

Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu xét về mặt pháp luật, doanh nghiệp được đảm bảo một sự bảo hộ đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm và những yếu tố liên quan đến thương hiệu của Công ty. Đồng thời khẳng định và bảo vệ mạnh mẽ vị trí của thương hiệu những sản phẩm mới và trước các đối thủ cạnh tranh.

Với các nhà phân phối, Kinh Đô đã có những chính sách lợi ích xứng đáng phù hợp với sự đầu tư mong đợi của đối tác.

2.3.2. Một số thiếu sót trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn khá nhiều sai sót Công ty gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.

Xét về đội ngũ nhân viên, tuy có năng lực nhưng dường như khối lượng công việc quá nhiều dẫn tới hiệu suất làm việc chưa cao. Hầu hết tại công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc phòng marketing sẽ chuẩn bị hết mọi khâu liên quan tới tiếp thị truyền thông, như thế sẽ dẫn tới tình trạng không chuyên môn hoá.

Ngoài ra còn phải kể tới một số thiếu sót khác của Kinh Đô là xây dựng chính sách giá cả, khi nghĩ tới Kinh Đô người tiêu dùng sẽ liên tưởng tới một thương hiệu cao cấp dành cho người thu nhập khá trở lên. Thực tế mức giá Kinh Đô đưa ra bao giờ cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại 10% - 15%, dù gây cảm tình tốt cho người tiêu dùng bằng một số hoạt động xã hội nhưng sản phẩm chưa hướng tới việc phục vụ tất cả các đối tượng người tiêu dùng. Về lâu dài Kinh Đô miền Bắc nên mở rộng phạm vi đối tượng phục vụ. Làm được như vậy thì uy tín, danh tiếng của thương hiệu Kinh Đô sẽ càng trở nên mạnh và ổn định hơn.

Thêm vào đó, trên thực tế mô hinh chuyển nhượng của Bakery chưa được hoàn thiện. Thể hiện đầu tiên về hình thức cách trang trí, kích thước của quầy hàng, đây chỉ là hình thức bán chuyển nhượng. Vì thế khi Kinh Đô miền Bắc tham gia chuyển quyền kinh doanh cho đối tác cần hết sức quan tâm tới các chi tiết nhằm tránh tình trạng có sai sót làm ảnh hưởng tới thương hiệu Kinh Đô.

Việc xây dựng và phát triển một thương hiệu là chiến dịch trong dài hạn, vì thế trong quá trình thực hiện không thể không gặp những thiếu sót, vấn đề là doanh nghiệp đã phát hiện và khắc phục ra sao?

Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Kinh Đô Bakery

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu kinh đô (Trang 46 - 48)