4 Cơ hội
4.3.2 Sản xuất khí sinh học và ứng dụng
Do thị trường khí sinh học liên tục phát triển tại Việt Nam, nhu cầu cho các thiết bị liên quan cũng đang ngày càng tăng. Hiện tại, việc lắp đặt hệ thống khí sinh học có quy mô công nghiệp và các thiết bị liên quan đều được nhập khẩu hoặc các thiết bị đang được sử dụng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Tìm hiểu sâu hơn cho thấy khí sinh học thường không được tận dụng, mà bị đem đi đốt hoặc tệ hơn là thải vào không khí. Các thiết bị chuẩn hoặc không có sẵn, có giá thành rất cao hoặc được sản xuất từ Trung Quốc (đôi khi các công nghệ của Trung Quốc không được người Việt Nam chấp nhận).
Một số lượng lớn phân chuồng đang được thải, lưu giữ trong các hố không có nắp đậy và/hoặc phơi khô hoặc bán. Với một số lượng lớn động vật như trong mục 2.2.7, đây chính là một tiềm năng cho các công nghệ khí sinh học có quy mô vừa và lớn (có chi phí thấp) tại Việt Nam.
Các chương trình khí sinh học hiện nay được tài trợ bởi chính phủ Hà Lan và Scandanavia, Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đang giới thiệu một cách tiếp cận mới cho thị trường này. Các dự án khí sinh học nên có cái nhìn “hệ thống” bao gồm tiền xử lý, phân hủy (tối ưu), sau khi xử lý và cách sử dụng phụ phẩm khí sinh học và khí sinh học. Điều này có thể tối ưu hóa các nguồn tài nguyên liệu sẵn có và khí sinh học.
Thị trường khí sinh học đang phát triển tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Hà Lan. Hà Lan có ưu thế lớn trong ngành khí sinh học do họ có rất nhiều các quy tắc và quy định về gia súc và phân thải. Ngoài ra, Hà Lan cũng rất nổi tiếng với ngành sữa tại Việt Nam, điều này gắn liền với lĩnh vực khí sinh học nên góp phần giảm thiểu các rào cản. Dưới đây là một vài điển hình về các nhu cầu của thị trường này. Các cơ hội được trình bày thông qua các ví dụ dưới đây. Lưu ý rằng nhu cầu cho các sản phẩm này cũng sẽ tăng khi công nghệ khí thải từ các bãi chôn lấp được giới thiệu và mở rộng quy mô tại Việt Nam
8 Một số khu vực chôn lấp thí điểm và một khu chôn lấp lớn hơn tại Nam Sơn: khu chôn lấp rác thải Tây Mỗ ở Hà Nội (đã đăng ký áp dụng Cơ chế Phát triển Sạch - CDM)
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 53 / 90
Tiền xử lý nguyên liệu đầu vào và nguyên liệu kết hợp
Công tác tiền xử lý nguyên liệu đầu vào cũng như nguyên liệu đầu vào có kết hợp với chất thải không phải phân chuồng (như chất thải rắn hữu cơ) vẫn chưa được áp dụng. Giới thiệu các bước tiền xử lý có các giái đoạn như pha trộn, điều chỉnh nồng độ và nhiệt độ của nguyên liệu, đồng phân hủy, đo lường chất lượng nguyên liệu đầu vào, bể thủy phân để phân hủy các phân tử hữu cơ thành phân tử hợp chất hữu cơ nhỏ, máy loại bỏ cát (trong bể chứa), máy bơm nhỏ và tiềm năng của phân ủ kị khí để tăng lượng nhiệt sản sinh.
Bộ lọc (H2S)
Thành phần H2S trong khí sinh học dự kiến chiếm khoảng 500 ~ 2000ppmv trong bể phân hủy kỵ khí khi sử dụng phân bón. Thành phần này cần được giảm thiểu để khí sinh học được liên tục sử dụng trong động cơ hoặc các ứng dụng khác (thậm chí phục vụ đun nấu tại địa phương). Có 2 cách để khử lưu huỳnh, đó là khử lưu huỳnh theo phương pháp sinh học (sử dụng quá trình oxy hóa của H2S thành nguyên tố lưu huỳnh hoặc SO2 để giảm nồng độ của H2S). Phương pháp thứ hai là khử lưu huỳnh bằng hóa chất. Đối với quy mô hộ gia đình, các bộ lọc nhập khẩu (chủ yếu là than hoạt tính) đang được sử dụng đều nhập từ Trung Quốc. Các sản phẩm nội địa không có mặt trên thị trường.
Máy phát điện
Các loại máy phát điện dùng dầu diesel hoặc các động cơ xe hơi/xe tải đã được thay đổi cho phù hợp đang sử dụng được nhập từ Trung Quốc và do Việt Nam sản xuất. Trong khi Việt Nam có đủ các kiến thức cơ bản về máy phát điện, không có bên thương mại hay tư nhân nào chuyên sản xuất máy phát điện sử dụng khí sinh học/ nhiên liệu kép (với các loại kích thước)