4 Cơ hội
4.2 Từ quan điểm của nhà lãnh đạo: Quản lý và tư vấn
Các dự án có quy mô lớn biến đổi năng lượng sinh khối sang năng lượng điện bị hạn chế tại Việt Nam. Bởi vì không có bất cứ một giá điện ưu đãi nào dành cho điện “xanh” sản xuất từ năng lượng khối (xem chương 5), những dự án như thế này thường rất khó khăn về mặt tài chính. Mặc dù thị trường năng lượng mở cửa một cách chạp (xem §1.1) nhưng các bước phát triển của ngành vẫn tiếp tục diễn ra. Một vài nhà máy năng lượng sinh học và đốt kết hợp7 đang được xây dựng bởi khu vực tư nhân cũng như các tổ chức chính phủ. Điều tương tự cũng đang diễn ra đối với lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị.
Tại thời điểm hiện tại, các dự án có quy mô lớn đang thiếu kĩ năng quản lý, lãnh đạo, và các kĩ năng mang tính tổ chức. Các dự án này đang thu hút các nhà quản lý dự án, quản lý vận hành nhà máy, và các nhà lãnh đạo quan trọng khác từ nước ngoài. Với tình hình này, nhu cầu về các kĩ năng quản lý dự án, kỹ thuật, và cố vấn có kinh nghiệm đang tăng dần. Điều này có lợi cho việc phát triển các dự án lớn, và các hoạt động ban đầu cũng như quản lý dự án sau khi đi vào hoạt động. Một điều đáng chú ý là các công ty Hà Lan như Tebodin, Royal Haskoning (hiện đang có mặt tại Việt Nam), hoặc các công ty khác như Ingenia and Host có thể cung cấp các dịch vụ tương tự.
Petro Việt Nam, một công ty nhà nước, hiện tại đang chiếm lĩnh thị trường nhiên liệu sinh học của Việt Nam (http://english.pvp.vn/). Công ty này chỉ chú trọng đến việc sản xuất ethanol (theo quy mô công nghiệp). Hiện tại không có cơ hội nào cho các công ty khác sản xuất ethanol theo quy mô công nghiệp. Các nhiên liệu khác như nhiên liệu từ cây jatropha sẽ được thảo luận dưới đây.