Cơ cấu Chính phủ

Một phần của tài liệu cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối tại việt nam (Trang 44 - 45)

3 Chính phủ Việt Nam và Năng lượng

3.2Cơ cấu Chính phủ

Cơ cấu và cơ chế hệ thống chính trị Việt Nam khác với các hệ thống dân chủ tự do của các nước phương Tây. Một điều quan trọng khi một công ty nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam, công ty đó cần có sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống chính trị và tác động của hệ thống chính trị tới hoạt động kinh doanh. Trong các cuộc thảo luận giữa SNV với các công ty quốc tế tại Việt Nam, một vấn đề thường được nêu ra là “không minh bạch” khi đề cập đến các Bộ ngành liên quan. Thông thường, một số Bộ có thể chịu trách nhiệm cho một ngành hoặc một vấn đề cụ thể. Khi thực hiện dự án, cần phải thông qua một số Bộ. Phần dưới đây cung cấp thông tin chi tiết cho các doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trước hết chúng ta rà soát cơ cấu của chính phủ trên quy mô rộng. Cơ quan cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Quốc hội. Quốc hội bổ nhiệm Chủ tịch nước (đứng đầu nhà nước), Thủ tướng Chính phủ (đứng đầu chính phủ) và người đứng đầu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam, đó là Cơ quan cao nhất của Đảng Cộng sản chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra.

Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012

Trang 45 / 90

Hình 15. Cơ cấu Chính phủ Việt Nam - Nguồn: Đại học Hồ Chí Minh

Các Bộ hỗ trợ Thủ tướng Chính phủ quản lý các hoạt động quốc gia. Ví dụ, Bộ Công thương sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chính sách liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá, quyết định về giá điện hay thiết lập kế hoạch và chính sách năng lượng quốc gia.

Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, các Bộ có liên quan là Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT) và Bộ Xây dựng (Bộ XD). Cụ thể hơn liên quan đến năng lượng sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN &PTNT) với vai trò kiểm soát nguyên liệu có thể được sử dụng sản xuất năng lượng. Một ví dụ về sự tham gia của tất cả các Bộ là một quyết định thực hiện vào tháng 6 năm 2011 để tăng chi phí điện. Quyết định này được Thủ tướng thông qua nếu Điện lực Việt Nam (EVN) muốn tăng giá điện thêm 5% thì phải gửi yêu cầu cho Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Khi EVN muốn tăng hơn 5% thì sẽ có sự tham gia của toàn bộ chính phủ (Luật Việt Nam, 2011)

Một phần của tài liệu cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối tại việt nam (Trang 44 - 45)