Dự án Đầu tư Nước ngoài (FDI)

Một phần của tài liệu cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối tại việt nam (Trang 47 - 50)

3 Chính phủ Việt Nam và Năng lượng

3.3 Dự án Đầu tư Nước ngoài (FDI)

Việt Nam đã gặt hái khá nhiều thành công trong suốt hai thập kỷ qua trong việc thu hút đáng kể dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Kể từ lần đầu phát hành luật

Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012

Trang 48 / 90 đầu tư nước ngoài năm 1987 thể chế hóa quyền tự do kinh doanh, trong 20 năm qua, Việt Nam đã thu hút khoảng 98 tỷ USD trong 9.500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (Phương, 2008). Các dự án 100% vốn nước ngoài đang gia tăng trong những năm gần đây, hiện chiếm 76% tổng số các dự án được cấp phép trong nước. Trong hệ thống kinh tế của Việt Nam với tên chính thức là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhà nước đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế, nhưng doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa. Trong hệ thống này, có bốn cách tiếp cận cho các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam bao gồm liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp thực hiện xây dựng - kinh doanh - chuyển giao. Quy định cụ thể liên quan đến những quy trình này được quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH & ĐT), tiếp tục thực hiện quy trình vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Những nỗ lực để cải thiện tính minh bạch của chính phủ và loại bỏ tình trạng quan liêu tham nhũng đã tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, tuy nhiên, vẫn còn có những lợi ích quan trọng đạt được trong việc tinh giản thủ tục quan liêu và loại bỏ một số nhận thức về văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân về tham nhũng và các hình thức “cám ơn”.

Để khuyến khích phát triển cho một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế hoặc một vùng nào đó trên toàn quốc, chính phủ đã tạo ra một số ưu đãi. Những ưu đãi điển hình là hình thức giảm thuế lợi tức, nhưng cũng có thể bao gồm các ưu đãi khác như giảm thuế nhập khẩu. Lợi nhuận từ các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng mức thuế suất 25%. Khi được chính phủ khuyến khích đầu tư, thuế lợi tức giảm còn 20%. Thuế suất này có thể tiếp tục giảm xuống còn 15% và thấp nhất là 10% cho các khoản đầu tư khuyến khích đặc biệt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng chính sách và các quy định về những lĩnh vực được hưởng ưu đãi. Trong số 8 lĩnh vực kinh tế lớn của danh sách hiện tại, “sản xuất năng lượng mới” và “chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản” có đủ điều kiện để nhận ưu đãi (trang web của Bộ KH & ĐT, 2012).

Quy trình cho các công ty nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam có thể bước đầu gặp nhiều khó khăn. Khuyến nghị đề xuất trong các trường hợp đó là một nhà đầu tư nước ngoài có thể tạo ra các lợi thế ban đầu bằng cách kêu gọi sự hỗ trợ của một đối tác được thành lập trong nước hoặc các bên liên quan, chẳng hạn như đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực liên quan hoặc doanh nghiệp tư nhân. Nói chung, bất kỳ sự phát triển kinh doanh nước ngoài nào phải được thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt. Đối với các dự án rất lớn có ý nghĩa quốc gia thì quá trình phê duyệt sẽ được thực hiện bởi Bộ KH & ĐT. Tuy nhiên, thông thường hầu hết phê duyệt được tiến hành thông qua đối tác của Bộ KH & ĐT cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH & ĐT). Ở cấp độ này, cần có sự phê duyệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh, cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản. Trong trường hợp một dự án được xây dựng trong khu công nghiệp được chỉ định trước, quản lý khu công nghiệp có thể thu xếp các thủ tục phê duyệt. Ngoài ra, nếu một dự án cụ thể phù hợp hoặc phối hợp với một cơ quan chính phủ (VD: Cục Trồng trọt) thì đại diện của cơ quan đó có thể quản lý quá trình phê duyệt nội bộ. Các bước trình bày ở trên có thể gây khó hiểu nhưng phần lớn các dự án cần sự phê duyệt của Sở KH & ĐT và do đó, tốt nhất là

Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012

Trang 49 / 90 làm việc với cơ quan thuộc chính phủ này. Trong tất cả các trường hợp, cần tham khảo tư vấn pháp lý của công ty tư vấn tại địa phương để nhận tư vấn từ các chuyên gia về luật đầu tư nước ngoài.

Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012

Trang 50 / 90

Một phần của tài liệu cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối tại việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)