1 .2 Hoàn chỉnh công nghệ chế tạo vật liệu cao su blend với ph−ơng châm
2.1. Vật liệu và ph−ơng pháp nghiên cứu
Căn cứ yêu cầu về các tính năng kỹ thuật và giá thành, chúng tôi chọn đơn pha chế cho vật liệu nghiên cứu gồm các thành phần cơ bản sau: cao su thiên nhiên SVR-3L của công ty Cao su Việt Trung (Quảng Bình), cao su nitril- butadien (NBR) có ký hiệu KOSYN-KNB35L của Hàn Quốc, cao su tổng hợp cloropren loại SKYPRENE B-5 của hãng Toson, (Nhật Bản), - Cao su tổng hợp etylen- propylen- dien đồng trùng hợp (EPDM) có ký hiệu DE 19809 của Mỹ sản xuất, các chất phòng lão, xúc tiến, chất l−u hoá, chất độn gia c−ờng... là các sản phẩm của Trung Quốc, Indonêxia và Hàn Quốc có sẵn trên thị tr−ờng. Chất làm t−ơng hợp đ−ợc chế tạo từ CSTN cắt mạch có gắn thêm các nhóm hydroxyl (TH1) - sản phẩm tự chế tạo tại Viện Hoá học, Viện KH & CN Việt Nam và CSTN epoxy hoá (ENR25, ENR40, ENR50) - sản phẩm của Viện Hoá học Vật liệu thuộc Trung tâm KHKT & CNQS, dầu trẩu đ−ợc chiết tách từ hạt cây trẩu (loại năm hạt) của Cao Bằng tại phòng thí nghiệm Vật liệu Polyme, Viện Hoá Học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam .
Trên cơ sở đơn pha chế cơ bản từ các thành phần trên, chúng tôi thay thế CSTN bằng cao su tổng hợp từ 5 đến 50% khối l−ợng. Hỗn hợp vật liệu đ−ợc cán
trộn trên máy cán (hoặc hệ thống trộn kín Haake PolyLab System Rheomix của hãng Haake CHLB Đức) và tạo mẫu trên máy ép thí nghiệm của hãng TOYOSEIKI (Nhật Bản). Từ các kết quả khảo sát tính chất cơ lý, độ tr−ơng trong dầu diezen (riêng đối với vật liệu CSTN biến tính với NBR) của các mẫu
vật liệu có hàm l−ợng cao su tổng hợp khác nhau, chọn ra hàm l−ợng cao su tổng hợp biến tính thích hợp. Tiếp sau đó chúng tôi cho thêm chất làm t−ơng hợp, dầu thực vật nhằm cải thiện tính năng cơ lý cho vật liệu.