1 .2 Hoàn chỉnh công nghệ chế tạo vật liệu cao su blend với ph−ơng châm
2.5.1. Khả năng bám dính của vật liệu nền lên sợi mành PA
Trên cơ sở những kết quả đã nghiên cứu để tăng c−ờng bám dính giữa vật liệu nền (CSTN biến tính) và cốt sợi gia c−ờng, chúng tôi một mặt dùng lớp vật liệu chuyển tiếp, một mặt dùng biện pháp kỹ thuật là cán tráng lớp vật liệu trực tiếp lên bề mặt sợi, qua đó đã tăng đ−ợc khả năng bám dính của vật liệu nền và cốt sợi mành PA gia c−ờng dùng chế tạo ống đẩy cao su chịu áp lực cho tàu nạo vét sông, biển. Những kết quả nghiên cứu về lực kéo bóc giữa vật liệu nền và cốt mành PA thu đ−ợc, đ−ợc trình bầy trên bảng d−ới đây.
Bảng 25: Lực kéo bóc giữa vật liệu nền và mành PA
Mẫu M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7
Độ bền kéo
bóc [N/cm] 80,0 140,0 83,0 142,5 83,5 143,0 145,0 Mẫu M1: CSTN và các phụ gia với mành PA (không cán tráng trực tiếp) M2: CSTN và các phụ gia với mành PA cán tráng trực tiếp
M3: Blend CSTN/NBR và các phụ gia với mành PA (không cán tráng trực tiếp) M4: Blend CSTN/NBR và các phụ gia với mành PA cán tráng trực tiếp
M5: CSTN/CR và các phụ gia với mành PA có lớp cao su epoxy hoá M6: CSTN/CR và các phụ gia với mành PA cán tráng trực tiếp M7: CSTN và các phụ gia với mành PA có lớp cao su epoxy hoá cán
tráng trực tiếp lên mành PA
Nhận thấy rằng ở mẫu vật liệu trên cơ sở CSTN biến tính bằng cao su tổng hợp bám dính lên sợi mành PA tốt hơn ở mẫu vật liệu trên cơ sở CSTN và các phụ gia bởi các cao su tổng hợp này (CR & NBR) có độ phân cực lớn hơn
CSTN. Tuy nhiên, lực bám dính vẫn còn nhỏ. Khi ta tiến hành cán tráng trực tiếp các vật liệu nền lên bề mặt sợi mành đã làm tăng đáng kể lực bám dính giữa vật liệu nền và mành PA gia c−ờng. Điều này đ−ợc giải thích do khi cán tráng, không khí và hơi n−ớc trong sợi bị đuổi hết ra ngoài, các đại phân tử polyme có điều kiện thấm sâu vào bên trong sợi đẫn đến độ bền kéo bóc tăng lên, thông qua đó, khả năng bám dính giữa vật liệu nền và sợi đã tăng lên mạnh mẽ nh− tr−ớc đây chúng tôi đã có dịp chứng minh thông qua nghiên cứu cấu trúc lớp chuyển tiếp [16].