Sự phân bố nhà ở cho công nhân các KCN.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm giải quyết những bất cập góp phần vào sự phát triển bền vững của các kcn và cải thiện đời sống cho công nhân kcn (Trang 32 - 36)

2. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN ở nước ta.

2.1.4. Sự phân bố nhà ở cho công nhân các KCN.

Về địa điểm phân bố

Những phân tích trên giúp thấy được sự thuận tiện, những lợi ích và thoả mãn nguyện vọng của đại đa số công nhân khi nhà ở của họ được phân bố ở những địa điểm hợp lý, đem lại nhiều tiện ích, đặc biệt là về khoảng cách so với nơi làm.

Biểu đồ 10: Phân bố nhà ở cho công nhân trong và ngoài KCN năm 2006 Đơn vị: % Tỉnh, thành phố Trong KCN Ngoài KCN Tập trung Phân tán TP Đà Nẵng 1 9 90 TP Hà Nội 0 13 87 Tỉnh Cần Thơ 1 13 86 Tỉnh Đồng Nai 5.5 20 74.5 Tỉnh Bình Dương 11 28 61 TP Hồ Chí Minh 3 37.50 59.6 Nguồn: www.nld.com.vn

Qua bảng số liệu trên sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tỷ lệ nhà ở cho công nhân với tiêu chí phân tán, không tập trung thì Đà Nẵng là thành phố có tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 90%, theo sau là TP Hà Nội, Cần Thơ. Khi đó, TP Hồ Chí Minh lại có tỷ lệ nhà ở tập trung cao nhất là 37.5%, gấp gần 4 lần so với tỷ lệ này của TP Đà Nẵng, gấp 3 lần của Cần Thơ. Hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai có tỷ lệ nhà phân bố ngoài KCN và tập trung lần lượt đứng thứ 2, thứ 3. Đối với loại nhà ở cho công nhân có địa điểm được coi là rất phù hợp đó là trong KCN thì tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch tương đối giữa các tỉnh, thành. Tỉnh Bình Dương đạt tỷ lệ cao nhất là 11%, trong khi đó TP Hà Nội vẫn chưa tồn tại loại nhà ở này.

Nhìn chung, nhà ở cho công nhân lao động còn phân tán, chưa tập trung chiếm tỷ lệ cao, tập trung ở các địa phương có lượng nhà do dân tự xây cho thuê lớn. Đối với những khu nhà ở cho công nhân nằm trong hàng rào các KCN thì mới chỉ góp phần thoả mãn được một phần rất nhỏ nguyện vọng được sống gần nơi làm việc của công nhân. Tỷ lệ này ở 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển các KCN là Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là cao nhất. Nguyên nhân là do 3 địa phương này có sự quan tâm của cả doanh nghiệp các KCN và chính

quyền sở tại. Đặc biệt là TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhà tập trung khá cao là do chính quyền địa phương đã kết hợp góp vốn hỗ trợ xây nhà ở cho công nhân cùng với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Chính vì vậy, tỷ lệ nhà ở cho công nhân do doanh nghiệp KCN xây dựng cũng cao hơn các tỉnh thành khác, dẫn đến lượng nhà ở trong hàng rào KCN đạt tỷ lệ cao hơn.

Về khả năng tiếp cận và tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng

Loại nhà ở do dân tự xây dựng cho thuê, có nơi nhiều khu dân cư tham gia vào dịch vụ cho thuê nhà trọ bằng cách phân nhỏ nhà ở của mình ra tối đa, hình thành nên bức tranh các "đô thị nhà trọ" lộn xộn, kém thẩm mỹ. Đa số kiểu nhà này là chưa thích hợp, tự phát, thường nằm xen kẽ trong các làng xóm, các hẻm quanh co, ngay cả trong những khu vực có quyết định giải toả.

Gần KCN Trà Nóc, tỉnh Cần Thơ có tuyến hẻm liên tổ 1, 2, 3 khu vực 4, phường Trà Nóc là con đường đổ cát núi lầy lội, ẩm thấp, quanh co nhiều ngách, đi lại khó khăn. Thế nhưng, đây là một trong những tuyến hẻm có nhiều nhà trọ nhất khu vực này. Còn ở TP Biên Hòa, Đồng Nai, tại khu nhà trọ Pouchen có khá nhiều nhà trọ nằm ngay trên những hồ ao, rác rưởi hôi thối, an ninh trật tự phức tạp; thế nhưng, vẫn có khoảng 3.000 công nhân cam chịu kiếp sống chung với... ô nhiễm để làm việc. Trích từ: www.nhandan.com.vn

Những đoạn trích tương tự trên rất phổ biến khi phản ánh sự phân bố về khả năng tiếp cận khó khăn và tính đồng bộ kém của loại nhà cho thuê này. Những điều kiện cơ bản về kết cấu hạ tầng cơ sở như: hệ thống cung cấp điện, nước; hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh đô thị; bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh … đều sơ sài, yếu kém. Khả năng tiếp cận đến các khu công cộng, sinh hoạt văn hoá của địa phương rất khó khăn. Chính vì vậy, sau một ngày làm việc nhiều giờ, hầu như công nhân không thể tham gia một hoạt động văn hoá tinh thần nào.

Đối với loại nhà do doanh nghiệp các KCN xây dựng thì do địa điểm phần lớn được đặt ở trong hàng rào KCN nên có nhiều thuận lợi hơn do tận dụng được những lợi thế của KCN.

KCN Sài Gòn_Dung Quất là một trong số ít các KCN vừa có vị trí địa lý thuận lợi vừa có khu phục vụ chỗ ở cho công nhân lao động. Về mặt hạ tầng cơ sở kỹ thuật: đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống điện. Hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của công nhân: đang vận hành Nhà máy nước Dung Quất công suất 15.000m3/ngày đêm. Dự kiến nâng công suất lên 50.000 m3/ngày đêm vào năm 2007, và 100.000 m3/ngày đêm vào năm 2010. Hệ thống Bưu chính viễn thông: Thực hiện được tốt các cuôc gọi trong và ngoài nước.

Ở tỉnh Bình Dương, có KCN Mỹ Phước là lớn thứ hai về quy mô, có xây dựng khu nhà ở cho công nhân nằm trong KCN. KCN có nhiều lợi thế riêng, đó cũng là những lợi thế đối với khu nhà ở cho công nhân nằm trong KCN như: có vị trí cách TP Hồ Chí Minh 40 km về phía Bắc, giáp ranh thị xã Thủ Dầu Một. Địa điểm xây dựng thoả mãn những nguyên tắc cơ bản: Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cung cấp tới ranh giới các lô đất như 2 tuyến điện lưới quốc gia Tân Định - Mỹ Phước và Bến Cát-Mỹ Phước; cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn WHO. KCN còn chú trọng quy hoạch, bố trí các lô đất lớn, với đường nội bộ rộng 25 m.

Nhà ở cho công nhân thuê do doanh nghiệp xây dựng phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu về sự phân bố quy mô, về các hệ thống cơ sở hạ tầng. Nhưng, vẫn còn gây ô nhiễm môi trường, đe dọa về cháy nổ và cản trở giao thông đô thị. Bên cạnh đó, sự phân bố về chức năng của hệ thống các khu xung quanh khu nhà ở trong vùng cũng chưa hợp lý. Những công trình hạ tầng xã hội như công viên, khu thể thao, nhà văn hoá, bệnh viện, trường học…vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tóm lại, nhiều địa phương trên cả nước có quy hoạch, nhưng do nhiều nguyên nhân mà dẫn đến tình trạng nhà ở cho công nhân hình thành một cách tự

phát, xây dựng không đồng bộ. Hiện tại, chỉ đếm trên đầu ngón tay một vài KCN có khu nhà ở cho công nhân với sự phân bố quy mô, không gian phù hợp.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm giải quyết những bất cập góp phần vào sự phát triển bền vững của các kcn và cải thiện đời sống cho công nhân kcn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w