Các chính sách khác.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm giải quyết những bất cập góp phần vào sự phát triển bền vững của các kcn và cải thiện đời sống cho công nhân kcn (Trang 52 - 56)

3. Những giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề nhà ở công nhân KCN 1 Giải pháp về quy hoạch.

3.5. Các chính sách khác.

Các chính sách cần được thực hiện theo một lộ trình nhất định với những bước đi thích hợp: Trong giai đoạn 2005 – 2010, cần khuyến khích tạo quỹ nhà ở cho công nhân từ mọi thành phần xã hội, đặc biệt là bộ phận do tư nhân xây cho

thuê. Ban hành điều kiện tối thiểu đối với nhà ở cho thuê để đảm bảo thoả mãn những điều kiện sống cho công nhân. Tuy nhiên, vì là lĩnh vực mới lại chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nên Nhà nước tiến hành đầu tư trực tiếp để cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của công nhân và làm mẫu thí điểm cho các nhà đầu tư xây dựng. Giai đoạn 2010 – 2020, nhà ở công nhân một phần là nhà cho thuê dưới thể thức đa dạng, một phần là nhà ở xã hội. Các KCN phải có kế hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân bằng cách tự xây dựng hoặc góp vốn với chính quyềnđịa phương.

Đồng thời, để góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân kết hợp áp dụng các chính sách khác như:

- Sắp xếp và bố trí lại quỹ nhà đất (nhà xưởng, kho bãi…) không phù hợp quy hoạch sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất dành để phát triển quỹ nhà ở cho người lao động thuê với hình thức bán trả góp, cho thuê giá thấp.

- Đối với các khu nhà chung cư cũ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nhiều thì các địa phương cần có những biện pháp phá dỡ, xây dựng lại để cho thuê đối với những đối tượng có thu nhập thấp.

- Thành lập quỹ phát triển nhà ở cho thuê thuộc sở hữu nhà nước để tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án phát triển nhà ở cho công nhân KCN. Tạo nguồn vốn này từ Quỹ phát triển nhà ở của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Phải có những quy định chặt chẽ về việc nhà ở cho công nhân khi đã được cho thuê, thuê mua hay mua với giá ưu đãi, phải đảm bảo không được cho thuê lại hay bán lại cho các đối tượng khác để tránh tình trạng có nhiều đối tượng lợi dụng mua lại, thuê lại với giá rẻ nhằm mục đích đầu cơ, kiếm lời…

- Nhà nước (chủ đầu tư) bố trí xe buýt đưa đón công nhân đi làm khi khu nhà ở cách xa KCN. Ví dụ: khu nhà ở nằm trong khu dân cư đô thị…

KẾT LUẬN

Sau 16 năm phát triển, các KCN trên cả nước có đóng góp to lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động, khẳng định là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Bên cạnh kết quả đạt được, sự phát triển của các KCN đã nảy sinh một vấn đề bức xúc hiện nay là nhà ở cho công nhân làm việc trong các KCN tập trung.

Đề tài nghiên cứu xoay quanh mục tiêu cơ bản đó là phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp để phát triển nhà ở cho những người lao động ngoại tỉnh tại các KCN. Kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy nhà ở cho công nhân là một bộ phận của thị trường bất động sản nhưng còn rất sơ khai, mới chỉ bắt đầu và còn rất nhiều vấn đề đặt ra.

Về mặt lý luận, đề tài đã nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò đặc biệt của nhà ở đối với công nhân KCN, ngoài ra còn tạo động lực thúc đẩy sức lao động của công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các KCN. Đề tài phân tích rõ những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp gồm sự phát triển kinh tế, chính sách của nhà nước, quy hoạch, quá trình đô thị hoá và vấn đề dân số; dựa trên nghiên cứu đặc điểm, nguyện vọng đưa ra các yêu cầu về nhà ở cho công nhân. Đề tài cũng nhấn mạnh vai trò quản lý của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân để rút ra một số bài học phù hợp với điều kiện nước ta.

Đề tài đã làm rõ thực trạng nhà ở cho công nhân ngoại tỉnh tại các KCN trong những năm qua. Đề cập đến tình hình phát triển KCN nhằm nhấn mạnh sự phân bố không đồng đều của các KCN giữa các vùng trên cả nước và xu hướng phát triển dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt các KCN mới. Đề tài đã tập trung vào nghiên cứu thực trạng về nhà ở cho công nhân thông qua phân tích các đặc điểm về số lượng, chất lượng, vấn đề giá cả, sự phân bố và đời sống văn hoá tinh thần

của công nhân đối với các loại nhà do các đối tượng khác nhau xây dựng. Ngoài ra, đề tài đã chỉ ra những bất cập đang đặt ra đối với vấn đề lo “an cư” cho công nhân và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó trong những năm qua.

Trên cơ sở xác định những quan điểm, phương hướng, đề tài đã đề xuất những nhóm giải pháp trực tiếp và gián tiếp nhằm khắc phục những vấn đề bất cập đang đặt ra. Đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, tăng khả năng thanh toán của công nhân, một số chính sách khác nhưng trong đó đặc biệt nhấn mạnh nhóm giải pháp về giảm giá nhà ở cho công nhân thuê hoặc mua. Các giải pháp đưa ra đều nhấn mạnh một điều kiện quan trọng đó là có sự tham gia của cả xã hội trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân trong các KCN tập trung.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm giải quyết những bất cập góp phần vào sự phát triển bền vững của các kcn và cải thiện đời sống cho công nhân kcn (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w