Các chính sách và quy hoạch.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm giải quyết những bất cập góp phần vào sự phát triển bền vững của các kcn và cải thiện đời sống cho công nhân kcn (Trang 38 - 40)

2. Thực trạng của nhà ở công nhân các KCN ở nước ta.

2.3.1.Các chính sách và quy hoạch.

Công tác quản lý Nhà Nước trong phát triển KCN còn nhiều hạn chế, thể hiện ở các điểm sau:

Chính sách pháp luật còn nhiều bất cập:

Nghị định 36- CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ Việt Nam quy định “KCN là khu tập trung các dây chuyền sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định (có tường rào bao quanh) không có dân cư sinh sống, do các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quyết định thành lập”. Điều này đồng nghĩa với quan niệm KCN ở Việt Nam chỉ là phần diện tích đất đai dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho thuê. Vì vậy, công tác quy hoạch KCN mới chỉ quan tâm đến các điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ; công tác quy hoạch nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng cho công nhân không được đề cập đến .

Nhà Nước không trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở nên không có quỹ nhà ở để điều tiết thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để bán, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến nhà ở cho những người có thu nhập thấp, công nhân các KCN.

Bộ xây dựng đã ban hành 5 tiêu chuẩn về xây dựng nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên quy chế này còn tồn tại những hạn chế về phân biệt đối tượng kinh doanh mặc dù tất cả họ phải hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Chẳng hạn, các cơ sở doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà trọ, khu lưu trú cho công nhân, nhà cho thuê làm văn phòng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc các trường hợp khác đều không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này. Điều này có thể không tính đến công nhân sống ở những nơi này và không ai có thể khẳng định chắc chắn là những nơi này hoàn toàn được đảm bảo về tiện nghi theo quy chế.

Chính sách tiền lương

Tuy được điều chỉnh, song còn nhiều bất cập so với điều kiện thực tế. Do điều chỉnh chậm so với giá cả tăng trong thực tế, đó là kẽ hở dể chủ doanh nghiệp bòn rút tiền lương của công nhân mà vẫn kể công là trả lương cao hơn quy định.

Thủ tục pháp lý xin duyệt và triển khai dự án nhà ở công nhân còn nhiêu khê, khiến cho các chủ đầu tư phải mất rất nhiều thời gian, công sức lẫn chi phí để triển khai trong khi quỹ nhà ở phục vụ cho công nhân đang ngày càng cạn kiệt.

Công tác quy hoạch và phát triển các KCN còn bất cập

Quy hoạch xây dựng các KCN còn phân tán, nhỏ lẻ, đã làm cho sự phối hợp giữa các KCN trở nên yếu kém hơn. Dẫn đến tình trạng phát triển kém hiệu quả ngay cả trong vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân: nhiều doanh nghiệp muốn xây đựng nhà ở cho công nhân thì không có quỹ đất; còn những doanh nghiệp có quỹ đất thì lại không muốn xây dựng nhà.

Việc quy hoạch các KCN thường chưa được xem xét đồng bộ gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, xã hội nên dẫn tới tình trạng nhiều KCN đã đi vào hoạt động nhưng thiếu nhà ở, công trình công cộng bên ngoài hàng rào KCN để phục vụ đời sống người lao động làm việc trong các KCN.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm giải quyết những bất cập góp phần vào sự phát triển bền vững của các kcn và cải thiện đời sống cho công nhân kcn (Trang 38 - 40)