Tiến trình dạy học bài Bài toán về chuyển động ném ngang

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học chương “ động lực học chất điểm” vật lý 10 thpt ban cơ bản với sự hỗ trợ của website dạy học (Trang 48 - 52)

- Biết vận dụng phối hợp định luật II và III Niutơn để giải các bài tập trong bài.

2.4.3.Tiến trình dạy học bài Bài toán về chuyển động ném ngang

I. Mục tiêu

- Hiểu được khái niệm chuyển động ném ngang và nêu được đặc điểm chính của chuyển động đó. - Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang và nêu

được tính chất của mỗi chuyển động thành phần đó.

- Viết được phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang, các công thức tính thời gian chuyển

động và tầm ném xa.

* Kỹ năng

- Biết dùng phương pháp tọa độ để khảo sát chuyển động phức tạp, cụ thể trong bài là chuyển động ném ngang.

- Biết cách chọn hệ tọa độ thích hợp và biết phân tích chuyển động ném ngang trong hệ tọa độđó thành các chuyển động thành phần, biết tổng hợp hai chuyển động thành phần thành chuyển động tổng hợp. - Biết vận dụng định luật II để lập công thức cho các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.

- Vẽđược một cách định tính quĩđạo của vật ném ngang.

* Thái độ

- Tích cực, hứng thú, thích tìm tòi các thí nghiệm Vật lí - Có tinh thần hợp tác, trao đổi trong học tập.

II. Lập sơđồ tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức như mục III của phụ lục 2

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập

Hot động S h tr ca Website

GV: Ở các bài trước chúng ta đã biết về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự

do. Quỹđạo của các chuyển động này là đường thẳng. GV: Bây giờ các em quan sát các thí nghiệm, máy bay thả hàng và bắn đại bác. Quan sát xem quĩđạo chuyển

động của các vật có phải là đường thẳng nữa không? Và làm sao họ nhắm được trúng vị trí cần thả?

HS: quĩ đạo là đường cong. Còn lúng túng không biết sao nhắm được trúng mục tiêu.

GV: Chuyển động ném là chuyển động rất thường gặp.Bài này chúng ta chỉ khảo sát chuyển động ném

ngang. Bỏ qua ảnh hưởng của không khí.

Hoạt động 2: Khảo sát chuyển động ném ngang

GV: Bây giờ chúng ta quan sát thí nghiệm: cô có một viên bi M bị ném ngang với vận tốc ban đầu v0 từđộ

cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Bây giờ ta hãy khảo sát chuyển động của vật.

GV: Y/c các nhóm thảo luận và trả lời phiếu học tập GV: Cho HS xem lại hình thí nghiệm phân tích lực tác dụng lên vật, và cách chọn hệ trục. Giải thích cho HS hiểu thêm vì sao lại chọn hệ trục như thế cho thuận tiện.

GV: Khi ta chọn hệ trục Oxy như vậy, thì dể khảo sát chuyển động vật ta nghiên cứu chuyển động của các hình chiếu của M trên Ox và Oy. Sau đó tổng hợp hai chuyển động thành phần đó lại ta sẽ có được thông tin về chuyển động của vật.

GV: Y/c Hs vận dụng các tích chất chuyển động đã

được học trả lời phiếu học tập.

GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm. Nêu kết luận.

GV: Như từđầu bài yêu cầu là chúng ta phải xác định

được quĩ đạo chuyển động của vật và tầm bay xa của vật. Vậy để giải quyết được vấn đề đó thì bây giờ các em phải dựa vào các công thức của hai chuyển động thành phần kết hợp các công thức này để trả lời phiếu học tập.HS: Thảo luận và trả lời phiếu học tập 1. Phương trình quĩđạo: 2 2 0 . 2. g y x v  2. Quĩđạo là một nhánh parabol. 3. Thời gian rơi : t 2h g  Tầm bay xa : L=v0t (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Thời gian của vật bị ném ngang không phụ thuộc vào vận tốc đầu và bằng thời gian của vật rơi tự do ở

cùng độ cao h.

Tầm bay xa thì phụ thuộc v0 và h.

GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm. Sau đó nêu nhận xét để HS ghi bài.

.

Hoạt động 4: Làm thí nghiệm kiểm chứng

GV: giới thiệu mục đích và cách tiến hành thí nghiệm cho HS. Sau đó Y/c HS trả lời câu C3

HS. Thí nghiệm xác nhận phương pháp phân tích chuyển động ném ngang như trong bài học là đúng. Thí nghiệm xác nhận rằng thời gian rơi chỉ phụ thuộc

độ cao không phụ thuộc vào vận tốc đầu.

GV: Hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ tư duy để tổng kết những nội dung chính của bài học

GV: Y/c HS làm các bài tập trong site bài tập: I.1;I.2; I.3; I.4; I.5 ;II.1; II.2; II.3

GV: Nhắc nhở HS xem thêm các thí nghiệm về

chuyển động ném ngang trong thư viện dữ liệu

GV: Y/c HS về xem lý thuyết chương trong site Ôn tập chương từ đó xây dựng sơ đồ tư duy cho toàn chương này. Và xem trước các bài tập trong site bài tập để tiết sau giải bài tập.

Nhận xét:

Đây là một bài liên quan tới nhiều ví dụ thực tế, hằng ngày các HS, nên mở bài GV lấy các ví dụ

thực tế gây kích thích hoạt động học tập, thích thú khi HS quan sát. Vì do chuyển động này xảy ra nhanh, nên HS khó có thể hình dung được nên nhờ các hình ảnh hay mô phỏng đã giúp GV dể phân tích chuyển động và HS có thể hiểu hơn về các phân tích chuyển động đó.

Mặc khác cũng nhờ thí nghiệm mô phỏng mà HS có thể quan sát được quĩ đạo chuyển động ném ngang, và thí nghiệm kiểm chứng về thời gian của một vật ném ngang cũng bằng thời gian của một vật rơi tự do ở cùng một độ cao.

Bên cạnh đó GV sử dụng kết hợp nhiều PP như: PPDH giải quyết vấn đề và PP thảo luận nhóm…

đòi hỏi HS phải tích cực theo dõi bài giảng, nghiên cứu SGK, tìm kiếm thông tin trên Website…để có thể trả lời được các câu hỏi của GV.

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học chương “ động lực học chất điểm” vật lý 10 thpt ban cơ bản với sự hỗ trợ của website dạy học (Trang 48 - 52)