Dịch vụ giao thông vận tải

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ của wto và các giải pháp mở cửa thị trường dịch vụ việt nam trong điều kiện gia nhập wto (Trang 83 - 97)

II. Những giải pháp phát triển

2. Các giải pháp cụ thể cho một số ngành dịch vụ quan trọng

2.1 Dịch vụ giao thông vận tải

Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, do vậy cần đi trớc một bớc để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế xã hội phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nớc, cho tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Với quan điểm phát triển giao thông vận tải nh vậy, chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp cụ thể sau:

Đề nghị Nhà nớc có chính sách và biện pháp thiết thực để quản lý và bảo vệ thị trờng vận tải nh một số nớc trong khu vực đã làm trong giai đoạn hiện nay chẳng hạn phải giữ độc quyền kinh doanh các lĩnh vực vận tải nội địa và các dịch vụ đại lý tàu biển đến năm 2010.

Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu t nớc ngoài, đa dạng hoá các hình thức đầu t để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hiện đại hoá các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ vận tải và các dịch vụ phụ trợ của nó. Tuy nhiên, hạn chế cho phép nớc ngoài đầu t vào cảng biển, vì đây là một trong những lợi thế của quốc gia.

Cần có quy định u đãi trong việc vay vốn để đầu t phát triển đội tàu biển, nhanh chóng đầu t đổi mới đội tàu quốc gia để trong một thời gian ngắn có đủ số lợng, cơ cấu hợp lý, trang thiết bị hiện đại đủ sức cạnh tranh với các đội tàu quốc tế, hội nhập với thị trờng quốc tế và khu vực.

Tổ chức tốt vận tải quá cảnh và liên vận quốc tế trên các tuyến đờng sắt xuyên á, đờng bộ xuyên á, các đờng hàng lang Đông Tây, các tuyến đờng sông, đờng biển, hàng không nối liền với các nớc trong khu vực và thế giới

Có chính sách hỗ trợ để các ngành dịch vụ GTVT tăng cờng năng lực, hiện đại hóa công nghệ thực hiện các dịch vụ, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý điều hành và tăng cờng đào tạo và sử dụng cán bộ có năng lực, chiếm lĩnh thị trờng nội địa trớc khi mở cửa thị trờng này cho các doanh nghiệp nớc ngoài.

Tăng cờng sự liên kết giữa các phơng thức vận tải, đặc biệt là phát triển vận tải đa phơng thức quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, vận tải đa phơng thức (VTĐPT) là một đòi hỏi cấp thiết đối với nớc ta, một nớc có lợi thế về vận tải nhất là vận tải biển.

Phát huy vai trò tích cực của các hiệp hội liên quan đến vận tải nh Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội giao vận và kho vận Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam…

trên thị trờng thế giới

Hoàn thiện hơn nữa những hoạt động quản lý của Nhà nớc về vận tải quốc tế theo hớng hội nhập quốc tế, hiện đại hoá các hoạt động quản lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính

Về mặt luật pháp: xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng minh bạch và nhất quán. Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hớng phù hợp dần với thông lệ quốc tế.

2.2. Dịch vụ du lịch

Trên cơ sở phân tích tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch nớc ta cũng nh xu hớng phát triển của du lịch thế giới và khu vực, Đảng ta đã chỉ rõ định hớng phát triển ngành du lịch: “tập trung phát triển du lịch văn hoá, lịch

sử, cảnh quan môi trờng, tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn và phát huy bản sác văn hoá dân tộc. Nâng cao chất lợng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nớc”.

Phơng hớng phát triển ngành du lịch Việt Nam trên đây đã đợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh “phát triển nhanh du lịch, đa du lich trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng nớc ta trở thành một trung tâm thơng mại du lịch có tầm cỡ trong khu vực”.

Trên phơng hớng nh vậy, chỉ tiêu đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới rất lớn: năm 2005 đón 3,5- 4 triệu lợt khách quốc tế, 15-16 triệu lợt khách nội địa, doanh thu đạt 2 tỷ USD; năm 2010, đón 6-7 triệu lợt khách quốc tế, 25 triệu lợt khách nội địa, doanh thu đạt 4-5 tỷ USD. Để đạt đợc những chỉ tiêu trên và hội nhập thành công, thì ngành du lịch Việt Nam cần phải:

- Tăng cờng thu hút vốn đầu t trong nớc và nớc ngoài để nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá

- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam ra nớc ngoài. Dự thảo “Chơng trình quốc gia về du lịch” đã nêu rõ “toàn ngành cần tập trung nghiên cứu, hoạch định chiến lợc, kế hoach phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về công tác marketing, xúc tiến du lịch Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thị trờng kỹ lỡng, coi đó là chơng trình hành động u tiên nhất của ngành trong thời gian tới”. Nh vậy công tác marketing, xúc tiến du lịch Việt Nam là rất quan trọng. Để có thể xúc tiến đợc du lịch Việt Nam, chung ta có thể thực hiện các biện pháp: tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, liên hoan chuyên đề, sản xuất các bộ phim, chơng trình về du lịch Việt Nam; đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh ở những nớc là đầu mối giao lu quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không, các đại sứ quán của Việt Nam ở nớc ngoài…

- Mở rộng quan hệ hợp tác đa phơng, đẩy mạnh quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc và các nớc ASEAN, khôi phục quan hệ hợp tác du lịch truyền thống với Liên bang Nga, các nớc SNG, các nớc Châu á- Thái Bình D- ơng, phát triển quan hệ với Pháp, Mỹ Mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với…

Tổ chức du lịch Thế giới, tích cực tham gia chơng trình hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông, mở rộng hợp tác du lịch ba nớc Việt Nam- Lào- Thái Lan. Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế để có thể tranh thủ vốn công nghệ, nguồn khách, và giúp ta có thể thâm nhập vào những thị trờng mới đồng thời tạo thêm cơ hội, năng lực giữ vững thị trờng truyền thống.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách phát triển du lịch nh tiếp tục tháo gỡ một số khâu về thủ tục xuất nhập cảnh. Các nớc có ngành du lịch phát triển đều coi giải quyết thủ tục cho khách là khâu quan trọng, ở nớc ta việc giải quyết vấn đề trên đã có nhiều tiến bộ cơ bản ví dụ nh cấp Visa tại cửa khẩu (áp dụng thí điểm tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất) và giảm lệ phí Visa cho khách du lịch tầu biển. Tuy nhiên thủ tục xuất nhập cảnh vẫn còn nhiều tồn tại cần đợc tháo gỡ nh:

+ Các ngành liên quan tới khâu làm Visa cho khách du lịch chỉ nên thu lệ phí theo quy định của Chính phủ, giảm và bỏ phụ thu (hiện nay các doanh nghiệp lữ hành thu phụ thu quá cao), nên cấp nhanh giảm phiền hà cho khách, nghiên cứu ứng dụng cơ chế miến Visa cho khách du lịch là công dân các nớc ASEAN

+ Cho phép khách nhập, xuất cảnh qua bất cứ cửa khẩu quốc tế nào của Việt Nam. Đây là vấn đề khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đòi hỏi rất nhiều, mà thông lệ quốc tế về du lịch cũng quy định nh vậy. Nếu vấn đề này đợc thực hiện thì sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho du khách quốc tế

- Phối hợp chặt chẽ với nhiều ngành khác nh giao thông vận tải, bu chính viễn thông, ngân hàng, công an Du lịch là một ngành kinh tế tổng…

hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Vì vậy để phát triển du lịch thì ngoài sự vơn lên của bản thân ngành du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các Bộ, Ngành chức năng và địa phơng để giải quyết có hiệu quả các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, tạo điều kiện và môi trờng thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Hiện đại hoá hệ thống khách sạn. Kinh doanh khách sạn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của du lịch Việt Nam. Kết quả tăng trởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của các khách sạn. Kinh doanh khách sạn đã đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội- chính trị, an ninh- an toàn, đóng góp vào ngân sách Nhà nớc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Để nâng cao chất lợng và từng bớc hiện đại hoá hệ thống khách sạn, góp phần tích cực cho phát triển du lịch thì cần phải: khuyến khích các khách sạn đầu t nâng cấp, áp dụng công nghệ phục vụ hiện đại; mở rộng và nâng cao chất lợng các dịch vụ nhằm thu hút, kéo dài thời gian lu trú của du khách; tăng cờng tuyên truyền, quảng cáo về ngành du lịch và chất lợng của hệ thống khách sạn Việt Nam cho du khách trên các phơng tiện thông tin đại chúng; xây dựng hiệp hội khách sạn …

- Phát triển, nâng cấp các khu, các điểm du lịch: cải thiện cơ sở vật chất tại các điểm du lịch, đầu t xây dựng một số khu du lịch tổng hợp và cải thiện môi trờng tại các điểm du lịch. Cụ thể là tiến hành thống kê, phân tích đánh giá các điểm du lịch hiện đang khai thác; lựa chọn khai thác, tu bổ các khu du lịch ở các địa phơng; quy hoạch và xây dựng một số khu du lịch có tầm cỡ quốc gia tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TpHCM.

- Phát triển nguồn nhân lực đạt đợc những tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế. Cần có một chơng trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong ngành. Ngoài ra còn phải nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân trong cả nớc đặc biệt là ở các trung tâm du lịch lớn nh Hà Nội, Tp HCM.

- Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển đáp ứng đợc các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của thế hệ tơng lai. Để phát triển bền vững thì phải khai thác sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, hạn chế việc sử dụng quá mức và giảm thiểu chất thải, khai thác gắn liền bảo tồn, phù hợp với quy hoạch tổng thể.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế thì cần phải đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá ra nớc ngoài, mở các văn phòng đại diện ở các

thị trờng trọng điểm, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế do Tổng cục du lịch tổ chức, nâng cao chất lợng dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, xây dựng các tour, tuyến điểm. Ví dụ có thể xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề nh: tuyến du lịch chuyên đề biển Việt Nam; tuyến du lịch sinh thái, vờn quốc gia; tuyến du lịch chuyên đề các dân tộc Việt Nam; tuyến du lịch chuyên đề hang động…

2.3. Dịch vụ ngân hàng

Hệ thống ngân hàng là một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính quốc gia, đóng vai trò “bà đỡ” cho sự phát triển kinh tế của đất nớc. Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, vai trò của ngành ngân hàng lại càng trở nên quan trọng. Việc chấn chỉnh và củng cố hệ thống ngân hàng là một việc hết sức cần thiết. Để chủ động hội nhập ngành ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp sau:

2.3.1 Biện pháp chung cho toàn hệ thống ngân hàng:

- Xây dựng một hệ thống ngân hàng có khả năng huy động tốt hơn các các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu t đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc;

- Tách bạch hoạt động kinh doanh ngân hàng theo nguyên tắc thị tr- ờng và hoạt động tín dụng u đãi theo chính sách của Nhà nớc;

- Tạo ra các ngân hàng thơng mại quốc doanh (NHTMQD) hoặc các tập đoàn tài chính có qui mô lớn, hoạt động đa năng, hiện đại, an toàn, có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao;

- Nâng cao toàn diện năng lực quản lý và năng lực giám sát hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực khu vực và quốc tế;

- Cơ cấu lại các NHTMQD phải đảm bảo không gây trở ngại cho hoạt động tiền tệ - tín dụng - thanh toán đối với nền kinh tế; phải gắn với việc sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh;

- Tăng cờng khả năng hội nhập của các NHTMQD vào thị trờng tài chính quốc tế;

- Có bớc đi thích hợp và đề án cụ thể đối với việc cơ cấu lại từng NHTMQD.

2.3.2 Tăng cờng vai trò của Ngân hàng Nhà nớc:

Về mô hình tổ chức: Cải tiến mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nớc Trung ơng và các chi nhánh, gắn liền với hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để Ngân hàng Nhà nớc thực hiện hiệu quả vai trò của ngân hàng trung ơng trong quản lý kinh tế vĩ mô và giám sát, đảm bảo sự hoạt động an toàn của hệ thống các TCTD;

Về điều hành các công cụ chính sách tiền tệ: áp dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, hạn chế và tiến tới xoá bỏ các công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp; xây dựng cơ chế quản lý ngoại tệ theo hớng tự do hoá có quản lý; cải tiến hệ thống kế toán, kiểm toán theo các chuẩn mực quốc tế; xây dựng hệ thống quản lý rủi ro dựa trên một hệ thống thông tin hiện đại. Tăng cờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng;

Về cơ chế chính sách: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản quy chế để thực hiện tốt Luật Ngân hàng Nhà nớc và Luật các TCTD.

2.3.3 Đối với các ngân hàng thơng mại quốc doanh:

- Cơ cấu lại tình hình tài chính của các ngân hàng thơng mại quốc doanh:

+ Lành mạnh hoá tài chính của các NHTMQD trên cơ sở cơ cấu lại nợ, làm sạch bảng cân đối tài sản và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa phát sinh nợ xấu mới;

+ Thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTMQD của Chính phủ, thành lập các công ty quản lý nợ và tài sản tồn đọng tại các NHTM với cơ chế và nguồn vốn xử lý nợ tồn đọng rõ ràng nhằm giúp các NHTMQD giải quyết kịp thời các khoản nợ tồn đọng, tránh tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng;

+ Tăng vốn tự có của các NHTMQD bằng các nguồn từ ngân sách, tái cấp vốn, tái đầu t, bán cổ phần và khuyến khích các NHTMQD tích cực thu hồi các khoản nợ đã khoanh. Sắp xếp cơ cấu lại bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực điều hành quản trị ngân hàngân hàng đa năng, thay thế cho việc quản lý theo chức năng và nghiệp vụ hiện nay. Đồng thời, mô hình tổ chức

đợc rủi ro, nâng cao năng lực kiểm soát, phát triển và nâng cao chất lợng dịch vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực ứng dụng công nghệ mới ngang tầm khu vực và quốc tế;

+ Xây dựng bộ máy thật tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả, giải quyết lao

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ của wto và các giải pháp mở cửa thị trường dịch vụ việt nam trong điều kiện gia nhập wto (Trang 83 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w