CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNTVN
3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Để tăng cường huy động vốn, NHNN cần có những thay đổi trực tiếp trong quy định với các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM đối với tất cả các loại hình nghiệp vụ trong tiến trình tiến tới hội nhập kinh tế khu vực. Đối với NHNTVN đề nghị NHNN thực hiện một số biện pháp sau:
- Kiến nghị về tăng vốn tự có
Vốn tự có giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh, vốn tự có có vai trò bảo vệ người gửi tiền, vốn tự có có vai trò tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động của ngân hàng, vốn tự có có vai trò điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định niềm tin của người dân khi gửi tiền vào hệ thống NHNTVN, đặc biệt trong thời gian hiện nay, khi Việt Nam tham gia vào WTO, việc phải mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài là một điều tất yếu. Khi đó, qui mô vốn tự có sẽ quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với công tác huy động vốn, vốn tự có là điều kiện quyết định sự thành công trong công tác huy động, ở nhiều nước qui định mức vốn tự có /tiền gửi là: 1/13; 1/20; 1/80. Ở Việt Nam, NHNN qui định tỷ lệ này là 1/20. Vậy để đảm bảo theo tiêu chuẩn vốn tự có, cần phải củng cố tiềm lực tài chính của NHNTVN. Tăng vốn tự có là một vấn đề quan trọng đặt ra với NHNTVN, đây là cơ sở quan trọng
nhất để tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo hoạt động ngân hàng hiệu quả. Cùng với các giải pháp đổi mới quản lý, áp dụng công nghệ hiện đại, xử lý nợ tồn đọng, … tăng vốn tự có cũng là một điều kiện cần thiết. Bên cạnh nguồn vốn cấp phát của Chính phủ đối với các NHTM bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt của Bộ tài chính, NHNN cần tích cực phối hợp với NHNTVN trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa và bán cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Đây là kênh quan trọng nhất trong quá trình thu hút nhà đầu tư nhằm tăng vốn tự có để phát triển ngân hàng.
Tổng vốn tự có của 4 NHTM lớn nhất của Nhà nước chỉ khoảng hơn 5 ngàn tỷ VNĐ. Khi các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế trong các ngành như dầu khí, điện lực, than, giấy, hàng không… thì rất khó có thể huy động được đủ vốn từ các NHTM trong nước do các NHTM này không thể cạnh tranh được trong công tác huy động vốn với các ngân hàng nước ngoài. Tính cho đến cuối năm 2006 thì vốn tự có của NHNTVN đã là hơn 11 nghìn tỷ VNĐ. Điều này cũng là một lợi thế của NHNT đối với các ngân hàng thương mại khác, khi nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ là một đảm bảo cho các khoản đầu tư và cũng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp nếu muốn đầu tư vào các công trình cần nhiều tiền vốn.
NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới và hạ tầng cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo từng giai đoạn, kết hợp chỉ đạo toàn bộ hệ thống các NHTM nhà nước cùng thực hiện. Hiện nay, tuy hệ thống công nghệ thông tin của nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt trội nhưng cũng mới chỉ có một số ngân hàng có thể kết nối được với nhau trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng, điều này gây trở ngại rất nhiều cho khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp làm ăn buôn bán với nước ngoài, tiền của họ không thể thanh toán được ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào, vì thế nếu các ngân hàng trong nước không đổi mới phương thức thanh toán, họ sẽ sẵn sàng chọn các ngân hàng nước ngoài, đối tác hơn hẳn chúng ta về phương diện công nghệ và mạng lưới thanh toán trên khắp toàn cầu.
- Thống nhất phần mềm tại trung tâm thanh toán thẻ để thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền tại tất cả mọi ngân hàng khác, hạn chế tình trạng hiện nay, khách hàng đi mãi mà không tìm ra điểm rút tiền của ngân hàng mình sở hữu thẻ, điều này gây cho khách hàng rất nhiều khó chịu.
- Hoàn chỉnh và tổ chức tốt thị trường tiền tệ
Đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để NHNN điều hòa khả năng thanh toán giữa các ngân hàng, là nơi đáp ứng nhu cầu của các NHTM thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các NHTM thừa vốn. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên thị trường này, một mặt giúp NHNN quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn mức tín dụng với các NHTM, mặt khác, tạo điều kiện cho các NHTM tìm được nơi đầu tư và là căn cứ để ngân hàng định ra mức lãi suất đầu ra, đầu vào hợp lý.
- Theo luật NHNN thì khi huy động vốn, các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN qui định và điều chỉnh theo từng thời kỳ theo mục tiêu mà chính sách tiền tệ đề ra. Tuy nhiên nếu khoản dự trữ đó quá cao thì NHNN phải có chính sách bù lỗ hoặc trả lãi hợp lý cho khoản tiền đó.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường mở, đa dạng hóa các công cụ, chứng chỉ có giá, tạo điều kiện cho thị trường mở hoạt động sôi động hơn. Hiện nay, trên thị trường mở, các loại chứng từ có giá tham gia thị trường còn quá ít( chỉ có tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và trái phiếu chính phủ.)
3.4.2.Kiến nghị với Nhà nước
- Vận động , yêu cầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện mở tài khoản, trả lương, chi trả các dịch vụ qua tài khoản cá nhân. Đối với các ngành dịch vụ , Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt.
- Thành lập ban chỉ đạo liên ngành để cùng nhau hướng dẫn chung trong cả nước về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng gồm đại diện của Văn phòng chính phủ, các ngành Ngân hàng, Tài chính, thuế và tổng liên đoàn lao động tại địa phương.
- Cơ chế tiền lương, hệ thống các chỉ tiêu khuyến khích đối với các NHTM nhà nước và bản thân người lao động
+ Đối với các NHTM nhà nước: hiện chưa có một cơ chế khuyến khích hữu hiệu đối với các NHTM nhà nước, việc giao đơn giá tiền lương, tỷ lệ trích lập các quỹ… còn được xây dựng một cách cứng nhắc, dựa trên nhiều tiêu thức phi kinh tế, không đúng với bản chất của tiền lương là làm đòn bẩy kích thích phát triển sản xuất, chưa gắn với năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả kinh doanh dẫn đến việc không khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu của các ngân hàng
+ Đối với người lao động: cố gắng phấn đấu để mặt bằng lương của các NHTM nhà nước gần bằng hoặc bằng với các NHTM tư nhân hoặc ngân hàng nước ngoài. Điều này sẽ khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn, góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng.
- Đẩy mạnh việc phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho các NHTM thu hút vốn trung và dài hạn.
Với cơ chế huy động vốn như hiện nay thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đầu tư trung và dài hạn, đồng thời không tạo điều kiện thu hút và sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam. Thị trường chứng khoán nếu như được phát triển một cách đều đặn và khỏe mạnh thì nó sẽ là một kênh thu hút vốn trung và dài hạn với chi phí rất thấp. Thông qua việc phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư cũng có thể chuyển chứng khoán của mình thành tiền mặt một cách dễ dàng nhanh chóng. Hiện nay, ngân hàng Ngoại thương chủ yếu chỉ có vốn ngắn hạn, còn vốn trung và dài hạn được huy động thông qua phát hành trái phiếu, tuy nhiên việc sử dụng công cụ trái phiếu không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả cao. Năm 2007, NHNTVN chính thức cổ phần hóa thành công, cổ phiếu của ngân hàng lần đầu tiên được chào bán rộng rãi ra công chúng, đây là một thông tin thật sự tốt cho tình hình huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Việc tham gia vào thị trường chứng khoán cũng làm cho trái phiếu của ngân hàng tăng tính thanh khoản lên rất nhiều.Để thị trường chứng khoán phát triển cần hoàn thiện được điều kiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh các công ty cổ phần, kiện toàn việc phát hành trái phiếu Chính phủ, từng bước mở rộng và phát hành trái phiếu ngân hàng, cổ phiếu,
trái phiếu công ty loại vô danh…., tạo nhiêu hàng hóa cho thị trường hoạt động mạnh mẽ.
- Tạo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như: xác định tỷ lệ lạm phát phù hợp đảm bảo kích thích đầu tư, phát triển kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ.
MỤC LỤC