CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nhntvn (Trang 28 - 33)

TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Khái quát về NHNT Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tên giao dịch là Việt Nam Comercial Bank (viết tắt là Vietcombank)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, được thành lập ngày 1/4/1963. Hiện nay, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.955 tỷ đồng. Ngân hàng Ngoại thương là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90/91. Đây là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam và là NHTM đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung. Không chỉ thế, nơi đây còn là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và là NHTM đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn là thành viên của: - Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

- Hiệp hội ngân hàng Châu á

- Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift. - Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card.

Là NHTM đi đầu trong công nghệ phát hành các loại thẻ thanh toán quốc tế: Visa, MasterCard, American Express, JCB và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, , MasterCard…, đặc biệt còn là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam.

- Ngân hàng Ngoại thương còn là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam và là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam.

- Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ.

- Liên tiếp trong 8 năm liền 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế và được chọn lựa làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam.

- Ngân hàng Ngoại thương là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng và là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “the Banker” một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam" liên tục trong 5 năm 2000, 2001, 2002, 2003 và 2004.

Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến 2010 với những nội dung chính như sau:

1. Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.

2. Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.

3. Phát triển và mở rộng các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ qua việc thiết lập các chi nhánh cấp 1, 2, các phòng giao dịch, lắp đặt một mạng lưới rộng khắp các các chi nhánh cấp 1, 2, các phòng giao dịch, lắp đặt một mạng lưới rộng khắp các máy rút tiền tự động cùng với hàng ngàn đơn vị chấp nhận thẻ ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả việc sử dụng

các sản phẩm của khách hàng. Để phát huy hiệu quả tối đa, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng đại lý trong các liên minh hợp tác đa, song phương.

4. Tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động đối ngoại, là mảng hoạt động truyền thống và cũng là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương, thông qua việc tăng cường thống và cũng là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương, thông qua việc tăng cường mở rộng mạng lưới các ngân hàng đại lý trên toàn cầu cũng như chủ trương thành lập các chi nhánh tại Singapore, Nga, văn phòng đại diện tại Mỹ, và nâng cấp, mở rộng hoạt động của Công ty Tài chính Việt Nam-Vinafico tại Hồng Kông, phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài nước.

2.1.2. Bộ máy tổ chức

Là ngân hàng đứng đầu trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh toán trong quá trình xuất nhập khẩu, Ngân hàng Ngoại thương có một bộ máy tổ chức khá đồ sộ với mạng lưới chi nhánh rộng khắp đất nước.

Hội sở chính gồm 24 phòng ban, 2 trung tâm cùng các bộ phận hỗ trợ khác.

Đứng đầu là hội đồng quản trị, sau đó là ban tổng giám đốc, ban kiểm soát trực thuộc trực tiếp HĐQT.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gồm có hội sở chính và mạng lưới ở trong và ngoài nước. Trong nước thì bao gồm sở giao dịch, các chi nhánh và các công ty con. Còn ở ngoài nước thì bao gồm các Công ty tài chính và các văn phòng đại diện. Xuất phát từ việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng nên bộ máy tổ chức tại hội sở chính của ngân hàng hình thành theo hình cây với các nhánh là các phòng ban phụ trách một loại công việc cụ thể: Phòng quan hệ khách hàng, phòng vốn, phòng quan hệ ngân hàng đại lý, phòng quản lý tín dụng, phòng kế toán quốc tế, trung tâm thanh toán, phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng tổ chức, phòng thông tin….

Hiện nay, ngân hàng có 25 chi nhánh trên khắp cả nước, 1 công ty quản lý quỹ đầu tư, một sở giao dịch và 3 chi nhánh tại nước ngoài: một công ty tài chính tại Hồng Kông, hai văn phòng đại diện tại Pháp và Singapo.

Để đáp ứng những đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng, cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là vốn quý của ngân hàng, NHNT không ngừng nỗ lực tăng cường đồng thời số lượng và chất lượng cán bộ. Tại thời điểm cuối năm 2005 đội ngũ cán bộ của NHNT đã lên tới 6700 người(tăng gần 2,5lần so với cuối năm 2000). Cơ cấu như sau:

Trình độ Tỷ lệ(%)

Tiến sỹ 0,37

Thạc sỹ 3,45

Đại học 79,12

Cao cấp ngân hàng 6,04 Trung học chuyên nghiệp 4,85

Trình độ khác 6,17

Tổng số 100

Hiểu được sự gắn kết giữa hiệu quả lao động và chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, NHNT đã cố gắng nâng cao thu nhập cho các cán bộ nhân viên, hàng năm có chính sách khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân và tập thể xuất sắc. Ngoài ra Ngân hàng còn cử mỗi năm hàng trăm lượt cán bộ ra nước ngoài đào tạo nhằm tiếp thu các kiến thức mới để đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nhntvn (Trang 28 - 33)