NHIỆM VỤ GIAO CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN PHÂN TÍCH
CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÝ THPT
2.1- Mục tiêu và ý nghĩa của môn học Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT
Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT là một môn học quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời giáo viên Vật lý. Nhiệm vụ chính của môn học là nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc của chƣơng trình Vật lý THPT, nội dung kiến thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và cách thể hiện nội dung kiến thức đó trong sách giáo khoa Vật lý, tức là nắm đƣợc ý đồ của tác giả sách giáo khoa và xây dựng phƣơng án tổ chức dạy học một số kiến thức cụ thể trong chƣơng trình; đồng thời, thông qua quá trình học tập bộ môn mà hình thành cho SV kỹ năng phân tích chƣơng trình Vật lý, một kỹ năng cơ bản, cốt lõi, có ý nghĩa "mở đƣờng" cho các kỹ năng dạy học khác.
Cơ sở nghiên cứu của môn học trƣớc hết là khoa học Vật lý, bao gồm các kiến thức về Vật lý đại cƣơng, Vật lý lý thuyết và Vật lý kỹ thuật; những kiến thức về Lý luận dạy học bộ môn, Triết học, Tâm lý học và Giáo dục học.
Việc phân tích chƣơng trình giúp cho ngƣời GV thấy đƣợc sự thể hiện của mục tiêu dạy học trong từng nội dung theo tiến trình dạy học.
Sau khi xác định mục tiêu dạy học, mặc dù nội dung là cụ thể hóa của mục tiêu, nhƣng nếu không phân tích chƣơng trình, ngƣời GV không thể nhận biết đƣợc mục tiêu riêng của từng nội dung kiến thức và không thấy đƣợc mối quan hệ của một đơn vị kiến thức với các đơn vị kiến thức khác của một tiết dạy, một cụm bài, một
25
chƣơng, một phần hay toàn bộ chƣơng trình. Khi phân tích nội dung chƣơng trình, GV còn phát hiện đƣợc yêu cầu đồng thời về kiến thức, về kỹ năng, về tƣ duy trên mỗi đơn vị kiến thức trong mỗi giờ học.
Nhƣ vậy, nhờ có phân tích chƣơng trình mà GV xác định đƣợc nội dung phù hợp cho mỗi tiết dạy, sắp xếp các nội dung tạo nên cấu trúc logic hợp lý nhất của bài dạy, xác định các mức độ cần đạt đƣợc về kiến thức, kỹ năng và tƣ duy ở học sinh trong mỗi giờ dạy và trong cả quá trình dạy học. Trên cơ sở đó mà GV sẽ có căn cứ để lựa chọn các phƣơng pháp dạy học phù hợp.
2.2- Các hoạt động cần thực hiện khi phân tích chƣơng trình
Việc phân tích chƣơng trình bao gồm các hoạt động đƣợc sắp xếp nhƣ sau: - Xác định rõ các nội dung cụ thể của chƣơng trình.
- Phát hiện cách phân bố các nội dung.
- Chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa các nội dung trong chƣơng trình.
- Xác định đƣợc vị trí, ý nghĩa và mối quan hệ của từng nội dung trong toàn bộ chƣơng trình.
- Từ mục tiêu chung của chƣơng trình phát hiện đƣợc sự thể hiện mục tiêu riêng qua các nội dung của các bài học cụ thể.
- Tìm kiếm tƣ liệu bổ sung hoặc thay thế cho những điều đƣợc trình bày trong sách giáo khoa cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS.
- Dự kiến những chỗ có thể khó hiểu đối với HS và đƣa ra cách xử lý tƣơng ứng. Từ các hoạt động trên, GV sẽ lựa chọn đƣợc một nội dung dạy học thích hợp cho một bài học cụ thể; lựa chọn và sử dụng hợp lý các phƣơng pháp dạy học trong một giờ học; xác định đƣợc nội dung và phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của HS.
Nhƣ vậy, qua phân tích nội dung của một bài học cụ thể, GV sẽ xác định đƣợc đầy đủ và chuẩn xác các nhiệm vụ, yêu cầu của giờ dạy. Hơn thế nữa, GV sẽ khai thác đƣợc kết quả của các tiết dạy học trƣớc đó và chuẩn bị cho các giờ dạy tiếp theo trong mối quan hệ có tính hệ thống chặt chẽ.
26
2.3- Sự cần thiết và điều kiện thuận lợi của việc tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT
Việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT, một mặt, cũng nhƣ đối với các môn học khác là cho phép phát huy sự hợp tác giữa các SV và tính tích cực, tự lực, sáng tạo của mỗi SV, bồi dƣỡng cho SV năng lực giải quyết vấn đề, tƣ duy phê phán và kỹ năng làm việc theo nhóm; mặt khác, quan trọng hơn là tạo nhiều cơ hội hơn cho mỗi SV đƣợc trình bày những hiểu biết của mình về những điều đƣợc trình bày trong sách giáo khoa, trình bày về các tƣ liệu bổ sung, thay thế, cũng nhƣ sự dự kiến những chỗ khó đối với HS và phƣơng án giảng dạy đã lựa chọn để các SV cùng nhóm đánh giá, điều chỉnh và bổ sung, góp ý, khi cần thiết. Nhờ vậy mà các SV hiểu đúng những điều đƣợc trình bày trong sách giáo khoa, đƣợc rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng phân tích chƣơng trình, lựa chọn nội dung và phƣơng pháp dạy học phù hợp. Vì vậy, việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT là rất cần thiết.
Việc tổ chức SV học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT có nhiều thuận lợi vì khi học môn này, SV đã từng đƣợc học môn Vật lý ở trƣờng phổ thông, còn ở trƣờng đại học thì đã đƣợc học các học phần về Vật lý đại cƣơng và một số học phần về Vật lý lý thuyết có liên quan nhiều đến chƣơng trình Vật lý ở trƣờng THPT, các học phần về Tâm lý - Giáo dục, Lý luận dạy học bộ môn Vật lý và đặc biệt là đã qua đợt thực tập sƣ phạm kỳ 1 ở trƣờng THPT. Do đó SV có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có để tham gia các hoạt động của nhóm về phân tích nội dung bài học trong sách giáo khoa, tìm tƣ liệu bổ sung, thay thế, dự đoán những chỗ khó đối với HS và xây dựng phƣơng án dạy học cho phù hợp.
2.4- Hình thức tổ chức và nhiệm vụ giao cho sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT trong dạy học môn Phân tích chƣơng trình Vật lý THPT
Sự kết hợp xen kẽ hình thức cặp 2 sv và nhóm 6-7 SV trong các tiết học trên lớp là phù hợp nhất với thời gian cho phép. Ở đây, lớp học đƣợc chia thành một số
27
nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 SV, trong mỗi nhóm lại chia thành 2 hay 3 cặp SV. Công việc giao cho nhóm lớn lúc ban đầu (nhóm 6 đến 7 SV) đƣợc phân chia cho từng nhóm nhỏ 2 hoặc 3 sv. Sau khi hoàn thành phần công việc đƣợc giao, các nhóm nhỏ này trình bày kết quả thực hiện công việc của mình trƣớc nhóm lớn. Kết quả thảo luận của nhóm lớn sẽ đƣợc trình bày trƣớc cả lớp.
Để thực hiện việc phân tích chƣơng trình và lựa chọn phƣơng pháp dạy học trong phạm vi giờ học trên lớp thì nhiệm vụ hợp lý để giao cho SV là nghiên cứu nội dung của bài học trong sách giáo khoa và thực hiện những công việc sau:
- Xây dựng cấu trúc logic của nội dung bài học.
- Xác định những kiến thức, kỹ năng cần có ở HS để học tốt bài học này.
- Xác dinh những chỗ có thể khó hiểu đối với HS và đƣa ra cách sử lý tƣơng ứng. - Tìm kiếm tƣ liệu bổ sung hoặc thay thế cho phần trình bày trong sách giáo khoa. - Đề xuất phƣơng án dạy bài học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.