Nhận xét về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm của sinh viên

Một phần của tài liệu tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn phân tích chương trình vật lý trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

3- THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG

3.6.Nhận xét về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm của sinh viên

sinh viên

Quá trình thực nghiệm sƣ phạm cho thấy:

39

- Các nhóm SV làm việc nghiêm túc, tranh luận sôi nổi để hiểu đúng những điều đƣợc trình bày trong sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao. Các SV còn chỉ ra những điều trình bày trong sách không phù hợp với thực tế và tìm ra những ví dụ bổ sung hoặc thay thế cho các ví dụ đã có trong sách giáo khoa. Một số ví dụ minh họa cho những điều này là:

+ Chỉ ra tính không thực tế của việc so sánh khối lƣợng của ô tô chở gạo với ô tô chở cát và hình ảnh quả bong bay đứng yên khi trời có gió trong bài "Định luật II Niu-tơn".

+ Đƣa ra ví dụ thay thế cho ví dụ về hai học sinh đi giày trƣợt patin ở bài "Định luật III Niu-tơn" cho phù hợp với học sinh ở vùng không biết đến loại phƣơng tiện này.

+ Chỉ ra sự không phù hợp của hình vẽ minh họa "Táo rơi, nhƣng Mặt Trăng không rơi!" ở bài "Lực hấp dẫn" và đề xuất đƣa hình này sang bài có nói về lực hƣớng tâm thì hợp lý hơn, còn ở bài "Lực hấp dẫn" thì chỉ cần có hình vẽ về quả táo rơi với câu hỏi "Vì sao quả táo rơi" là đủ.

+ Đƣa ra cách chứng minh lực căng ở hai đầu dây luôn có cùng độ lớn khi dây có khối lƣợng không đáng kể ở bài "Lực đàn hồi".

+ Giải thích nguyên nhân của hiện tƣợng trọng tâm của một số vật lại không nằm trên vật, chỉ ra ví dụ minh họa cho việc có thể phân tích một lực thành vô số cặp lực song song và đề xuất phƣơng án thí nghiệm tìm hợp lực của hai lực song song ngƣợc chiều ở bài "Quy tắc hợp lực song song. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dƣới tác dụng của ba lực song song".

+ Đề nghị đƣa ra thêm các ví dụ về các hệ đƣợc coi là kín thƣờng gặp trong thực tế nhƣ: sự va chạm giữa hai vật chuyển động, bắn súng, hệ Trái Đất và Mặt Trăng trong bài "Định luật bảo toàn động lƣợng".

+ Giới thiệu thí nghiệm về chuyển động bằng phản lực của Niu-tơn và xét chuyển động của con mực, con sứa trong bài "Chuyển động bằng phản lực. Bài tập về định luật bảo toàn động lƣợng".

40

+ Chỉ ra sự chƣa chính xác của hình vẽ "kéo xe goòng" và dùng líp xe đạp nhiều tầng để minh họa về hộp số ở bài "Công và công suất".

+ Bổ sung thêm ví dụ minh họa cho tính tƣơng đối của động năng nhƣ: vật đứng yên trong hệ quy chiếu này nhƣng lại có động năng trong hệ quy chiếu chuyển động đối với vật trong bài "Động năng.Định lí động năng".

+ Đề xuất đƣa ra ví dụ thế năng trọng trƣờng phụ thuộc cả vào khối lƣợng của vật khi mở bài và ví dụ minh họa công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đƣờng đi ở bài "Thế năng trọng trƣờng".

- Nhiều SV đã chịu khó chuẩn bị trƣớc ở nhà cả dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tìm tƣ liệu trên mạng Intemet, thiết kế bài giảng điện tử . Ví dụ:

+ Có SV đã tìm trƣớc trên mạng Intemet hình ảnh về tính hằng số hấp dẫn bằng cân dây xoắn để chuẩn bị cho bài "Lực hấp dẫn".

+ Có SV đã chuẩn bị một số lò xo và quả nặng để chuẩn bị cho bài "Lực đàn hồi". + Có SV chuẩn bị một số vật nặng có khối lƣợng khác nhau để chuẩn bị cho bài "Thế năng trọng trƣờng".

+ Có SV đã tìm các hình ảnh về nhà máy thủy điện trên mạng Internet để chuẩn bị cho bài "Định luật bảo toàn cơ năng".

+ Có những SV đã thiết kế bài giảng điện tử để chuẩn bị cho bài "Va chạm" (Đó là các SV: Phạm Bá Tùng, Trần Triệu Phú).

+ Có những SV đã tìm các hình ảnh về hệ Mặt Trời, Thiên hà trên mạng Internet và thiết kế bài giảng điện tử cho bài "Các định luật Ke-ple. Chuyển động của các hành tinh" (Đó là các SV: Lê Nguyễn Bảo Thƣ, Nguyễn Thanh Tú).

Một phần của tài liệu tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học môn phân tích chương trình vật lý trung học phổ thông (Trang 39 - 41)