Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty tnhh nhà nước một thành viên dệt 19-5 hà nội (Trang 29 - 33)

I. Các tố ảnh hưởng đến công tác thù lao lao động tại công ty

2. Các nhân tố bên trong

2.1 Quy mô, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty Dệt 19-5 Hà nội với đặc thù của ngành dệt may là sử dụng số lượng nhân công lớn. Với quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như hiện nay của công ty, khiến cho công tác quản lý người lao động gặp nhiều khó khăn hơn. Công ty không chỉ mở rộng quy mô sản xuất của ngành sản xuất kinh doanh chính là dệt may, mà còn mở rộng sang kinh doanh ở các lĩnh vực khác. Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay như: Sản xuất mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; Đào tạo công nhân phục vụ các ngành dệt, sợi nhuộm, thêu, may, tin học, công nghệ thông tin; Cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho tàng và máy móc thiết bị; Vận tải hàng hóa; Dịch vụ thương mại; Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khai thuế hải

quan. Với đặc điểm kinh doanh trong đa lĩnh vực như vậy, vấn đề xây dựng phương pháp quản lý thù lao của công ty tương đối khó khăn, phức tạp.

2.2. Đặc điểm kỹ thuật, quy trình sản xuất

Qua nhiều năm hoạt động tổng số máy móc thiết bị của công ty có khoảng 100 máy các loại như: Máy đậu Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc, máy se của Trung Quốc, máy ống, máy suốt, máy chải, máy ghép, máy OE. Đến nay hầu hết các loại máy công ty nhập về từ khi thành lập đều là các máy của Trung Quốc, giá trị còn lại của các máy là rất thấp, thậm chí có nhiều máy đã trích khấu hao máy nhiều lần vẫn được doanh nghiệp tận dụng sử dụng trong những công đoạn trung gian mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Năm 2005 Công ty đã đầu tư một dây chuyền dệt vải chất lượng cao tại khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà nam. Do đó nâng cao công suất dệt của công ty lên đáng kể. Việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới, do đó cũng buộc doanh nghiệp cần tính toán, thay đổi định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng phù hợp để đảm bảo sự đồng bộ, công bằng , cân đối trong việc trả lương giữa các bộ phận, khu vực.

Quy trình công nghệ:

Quy trình công nghệ phân xưởng sợi:

Kiện bông Cung bông Chải ghép Thô

Con đánh ống KCS Đóng gói Nhập kho

Quy trình công nghệ phân xưởng dệt:

Sợi đơn Đậu sợi ( Dọc + Ngang) Se sợi (Dọc + Ngang) Sợi dọc – Mắc sợi dọc

Dệt Sợi ngang – Suốt tự động

KCS Soạn hàng Đo gấp Đóng kiện

Cách bố trí và sử dụng máy móc thiết bị tại các phân xưởng sản xuất

`

ty

Sơ đồ 2. Bố trí sử dụng máy móc thiết bị của công ty

Quy trình công nghệ của công ty chính là các công đoạn sản xuất. Trong mỗi công đoạn sản xuất có nhiều định mức lao động cho nhiều loại sản phẩm, do đó mà công tác tính tiền lương tiền thưởng của công ty cũng được tính theo các định mức đó. Để có một chế độ, phương pháp tính toán thù lao một cách chính xác công bằng hợp lý thì đặc điểm này của công ty cũng có ảnh hưởng rất lớn. Đòi hỏi công ty luôn phải quan tâm đến những thay đổi trong trang thiết bị, dây chuyền, quy trình công nghệ từ đó dẫn đến những thay đổi trong định mức lao động, và cuối cùng là

Cơ cấu bố trí sản xuất

Phân xưởng

sợi Phân xưởng dệt Phân xưởng may Phân xưởng hoàn thành

Máy chải

Máy ghép

Máy thô

Máy sợi con

Máy đánh ống Máy đậu Máy mắc Máy nối trục Máy ống Máy se Máy suốt Máy dệt Máy đo Máy cắt Máy may KCS Đo gấp Nhuộm Đóng kiện

thay đổi công tác thù lao của công ty. Do đó công tác thù lao của công ty sẽ ít phức tạp hơn nếu được xây dựng một cách khoa học.

2.3. Đặc điểm về lao động của công ty

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho quá trình sản xuất của công ty diễn ra liên tục. Tính đến năm 2007 thì tổng số lao động của công ty là 965 người bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, và công nhân sản xuất. Để thu hút người lao động làm việc tại công ty, đội ngũ cán bộ quản trị của công ty thường xuyên xây dựng, bổ sung quy chế phân phối thu nhập sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty, các chế độ chăm lo cải thiện đời sống, vật chất cho người lao động, chăm lo sức khỏe, các bữa ăn giữa ca cho người lao động đạt chất lượng cao, tổ chức tặng quà sinh nhật, những nhu cầu cần thiết cho lao động nữ… tất cả đều nhằm khuyến khích người lao động an tâm làm việc.

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe, do đó để đáp ứng những yêu cầu đó của khách hàng, đội ngũ cán bộ quản trị của nhà máy phải thường xuyên quan tâm giám sát chặt chẽ người lao động về mọi mặt. Từ số lượng cho tới chất lượng lao động của nhà máy. Qua các bảng thống kê bảng 1 và bảng 2 ta thấy:

Thứ nhất là số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng dần qua các năm, trong khi số lượng lao động trình độ trung cấp hầu như không đổi thì số lượng lao động có trình độ đại học cao đẳng tăng, số lượng thợ bậc cao cũng tăng lên. Năm 2007 số lượng lao động trình độ đại học cao đẳng tăng 9.8 % so với năm 2006 tang 15.5 % so với năm 2005 , số lượng thợ bậc cao tăng 9.4 % so với năm 2006 và tăng 23 % so với năm 2005. Tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2007 tăng 71.5 % so với năm 2006 và tăng 111.7 % so với năm 2005. Số lượng lao động cũng tăng hàng năm, năm 2007 tăng 6.6% so với năm 2006 và tăng 19.1 % so với 2005. Điều đó cho thấy số lượng và chất lượng lao động của công ty ngày càng tăng. Cán bộ công nhân viên của nhà máy có trình độ học vấn khá cao. Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật đều có trình độ trung cấp trở lên. Còn đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất thì đều đã qua đào tạo nghề nên có thể đáp ứng được đòi hỏi của công việc cũng như tiếp thu các kỹ thuật của công nghệ mới. Sự thay đổi cả về số lượng cũng

như chất lượng của lao động đều cần có những điều chỉnh trong công tác thù lao, công tác quản lý lao động của công ty.

Thứ hai, là lao động nữ chiếm đa số (74.61% năm 2007). Do đặc trưng của ngành dệt may là cần sự khéo léo, cẩn thận tỷ mỷ nên lao động nữ nhiều là tất yếu. Cơ cấu lao động nữ nhiều đòi hỏi công ty phải xây dựng được hệ thống thù lao lao động hợp lý như chế độ cho lao động nữ mang thai, có con nhỏ, … Ngoài ra còn phải đảm bảo các điều kiện làm việc cho lao động nữ theo đúng quy định của Luật pháp.

Thứ ba là tỷ lệ lao động trẻ chiếm đa số tới hơn 80 % lao động ở độ tuổi 16 – 35 tuổi. Tỷ lệ lao động trẻ có thuận lợi là họ có sức khỏe, có khả năng chịu được áp lực công việc, có thể làm thêm giờ khi có nhiều đơn hàng cần phải hoàn thành đúng tiến độ. Tuy nhiên công nhân trực tiếp sản xuất của nhà máy phần lớn là từ tỉnh ngoài về cho nên nhiều công nhân chỉ phục vụ nhà máy từ 1 – 3 năm sau đó về quê xây dựng gia đình . Bởi vậy trong nhà máy thường có sự thay đổi công nhân. Biến động lao động ở nhà máy hàng năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động bình quân, điều này không những làm cho nhà máy tốn nhiều chi phí để đào tạo cho công nhân mới mà còn ảnh hưởng tới năng suất lao động của nhà máy. Do đó thay đổi thông tin trong công tác thù lao của công ty.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty tnhh nhà nước một thành viên dệt 19-5 hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w