Thực trạng chung về trẻ khuyết tật Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Trang 39 - 42)

1.1.Theo điều tra sơ bộ, ngƣời khuyết tật ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số tƣơng ứng gần 5 triệu ngƣời. Trong đó, số ngƣời khuyết tật dƣới 30 tuổi chiếm 47,6%, từ 30 đến 44 tuổi khoảng 19,2%, trên 55 tuổi là 19,39%. Số ngƣời bị khuyết tật nặng là 1,3 triệu ngƣời, đây là tỷ lệ cao so với các nƣớc trên thế giới và trong khu vực. số ngƣời khuyết tật sống ở nông thôn là 87,27%, 12,73% ngƣời sống ở các đô thị, trong khi dân số đô thị chỉ chiếm khoảng 23% dân số cả nƣớc.

Theo điều tra của Vụ bảo trợ xã hội thuộc Bộ lao động thƣơng binh và xã hội cho thấy, về nguyên nhân khuyết tật: 34,15% do bẩm sinh, 35,73% do bệnh tật, 19,07% do chiến tranh, 5,52% do tai nạn giao thông, 1,98% do tai nạn lao động và 3,55% do các nguyên nhân khác.

Về dạng tật: vận động là 35,46%, thị giác 15,7%, thần kinh 13,93%, thiểu năng trí tuệ 9,11%, thính giác 9,21%, ngôn ngữ 7,92% [19,28].

35

Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ (mới nhất) của Tổ chức y tế thế giới WHO thì ở Việt Nam có khoảng 7 triệu ngƣời khuyết tật (chiếm khoảng 10% dân số) trong đó có khoảng 3 triệu trẻ em bao gồm: gần một triệu trẻ em khó khăn về vận động, gần nửa triệu trẻ em chậm phát triển trí tuệ, gần 1,5 triệu trẻ em bị các tật khác.

1.2. Thực trạng về giáo dục đặc biệt ở Việt Nam 1.2.1. Về giáo dục chuyên biệt

Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bao gồm giáo dục cho trẻ khiếm thị ở Sài Gòn và khiếm thính ở Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dƣơng.

Năm 1936, ở Hà Nội đã xuất hiện cơ sở dạy trẻ khiếm thị đặt tại phố Quang Trung. Năm 1956 ở trại thƣơng binh đƣờng Nguyễn Thái Học Hà Nội, đã dạy chữ Braille cho ngƣời khiếm thị.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ giáo dục tiếp quản hai trƣờng nam sinh mù và nữ sinh mù tại Sài Gòn, sát nhập thành Trƣờng phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (tháng 2/1976). Và trƣờng điếc Thuận An, trực thuộc Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội với chức năng dạy văn hóa và dạy nghề.

Năm 1978, trƣờng dạy trẻ điếc Xã Đàn (Hà Nội) ra đời, tiếp sau đó với sự giúp đỡ của Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục, nhiều loại trƣờng dạy trẻ khuyết tật đƣợc thành lập ở các tỉnh Hải Hƣng, Thái Bình, Hòa Bình và thành phố Hải Phòng. Đầu những năm 1980, trƣờng phổ thông

36

cơ sở đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ra đời. Đây là trƣờng dạy trẻ mù đầu tiên ở miền Bắc (1982).

Vào những năm 1980, tại nhiều quận của thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các Trung tâm, trƣờng, cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, nhƣ trƣờng Tƣơng lai quận Tân Bình thành lập năm 1984; quận 1, quận 5 năm 1988; quận 4, quận 8 năm 1989; đồng thời Sở giáo dục- đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thành lập Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật (1988).

Đầu những năm 1990, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nhiều trƣờng nuôi dạy trẻ khuyết tật khác ra đời: Trƣờng mù Hải Phòng, Trƣờng phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu Đà Nẵng (1992), Trƣờng dạy trẻ khuyết tật Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Nha Trang, Phú Yên, Đắc Lắc, Bình Định v.v... Sự ra đời nhiều trƣờng gần nhƣ cùng một lúc đã tạo nên sự bất cập về nhiều lĩnh vực nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, chƣơng trình, sách giáo khoa và đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật thiếu và yếu trầm trọng.

1.2.2. Về giáo dục hòa nhập

Ở nƣớc ta, giáo dục hội nhập và hòa nhập đã đƣợc thí điểm vào cuối những năm 1980 thông qua các đợt tập huấn, hội thảo khoa học với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế nhƣ: Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, Quỹ Nhi Đồng Anh, UNICEF, CRS (Mỹ), Nhật Bản, Úc, Tổ chức Na Uy ...

37

Với sự giúp đỡ, phối hợp của tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục đã triển khai chƣơng trình giáo dục hòa nhập ở 33 tỉnh, thành với hơn 70 ngàn trẻ khuyết tật đƣợc học hòa nhập.

Từ việc thành lập các cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật do nhiều tổ chức quản lý nhƣ giáo dục, lao động thƣơng binh và xã hội, ủy ban nhân dân các quận huyện, phòng y tế, ủy ban chăm sóc trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, năm 1995 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định 26/CP chuyển các cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật sang Bộ giáo dục-Đào tạo quản lý.

Ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố nhƣ Đà Nẵng, Đắc Lắc vẫn tồn tại các trƣờng do các tổ chức tôn giáo quản lý nhƣ trƣờng Thánh Mẫu, trƣờng Vi Nhân, Mái ấm Thiên Ân, mái ấm Nhật Hồng. Với sự tài trợ của chính phủ Cộng hòa liên bang Đức, ở Hà Nội đã xây dựng làng Hòa Bình Thanh Xuân (1991) thu nhận học sinh chậm phát triển trí tuệ.

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Trang 39 - 42)