Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Trang 42 - 44)

Cuối thập niên 60, Nhà nƣớc cử một số cán bộ giáo viên đi đào tạo về chuyên ngành giáo dục đặc biệt tại Liên xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (trƣớc đây). Sau khi về nƣớc, số cán bộ này công tác tại Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục. Đây là những chuyên gia đầu tiên về giáo dục khuyết tật ở nƣớc ta.

38

Cùng với sự ra đời của các trƣờng, cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật là hàng ngàn giáo viên chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn khuyết tật. Trƣớc nhu cầu của thực tế, năm 1995, Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đƣợc thành lập và đã tiến hành tập huấn, đào tạo một số khóa cử nhân tật học với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Tính đến nay, đã mở đƣợc hai khóa đào tạo cử nhân tật học (bằng hai) với khoảng 70 sinh viên gồm ba chuyên ngành khiếm thị, khiếm thính và chậm phát triển trí tuệ. Các cán bộ trên hầu hết làm công tác quản lý ở các Sở giáo dục và Đào tạo, các phòng giáo dục và một số rất ít trực tiếp quản lý tại các các trƣờng và tham gia giảng dạy. Hầu hết, giáo viên dạy trẻ khuyết tật đều là giáo viên phổ thông chuyển sang.

Ví dụ: Trƣờng giáo dục trẻ khuyết tật tỉnh cần Thơ có gần 200 học sinh, đội ngũ giáo viên hiện có 30 ngƣời, trình độ giáo viên nhƣ sau: đại học sƣ phạm l0 ngƣời, cao đẳng sƣ phạm 9 ngƣời, trung cấp sƣ phạm 10 ngƣời, 1 ngƣời là tình nguyện viên chƣa qua đào tạo. Tất cả đều chƣa đƣợc đào tạo về tật học.

Trƣờng phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 165 học sinh từ mẫu giáo đến hết lớp 9. Đội ngũ giáo viên có 38 ngƣời trong đó bao gồm đại học có 14 ngƣời, cao đẳng sƣ phạm có 7 ngƣời, trung cấp sƣ phạm có 16 ngƣời. Đặc biệt, có 2 giáo viên mới tốt nghiệp lớp cử nhân tật học tháng 3 năm 2002. Đây là

39

trƣờng chuyên biệt có đội ngũ giáo viên đƣợc các chuyên gia nƣớc ngoài và trong nƣớc hỗ trợ nhiều về chuyên môn nên đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trẻ khiếm thị. Trƣờng đã tiến hành giáo dục hòa nhập cho hàng trăm lƣợt học sinh khuyết tật tại các trƣờng phổ thông ở quận 10. Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 3... Ngoài ra, còn hỗ trợ cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ở huyện Củ Chi, Cần Giờ.

Trƣờng Nguyễn Đình Chiểu Đà Nẵng là trƣờng chuyên biệt có 47 học sinh bậc tiểu học, trƣờng có 10 giáo viên (5 đại học, 2 cao đẳng sƣ phạm, 3 trung học sƣ phạm) đƣợc Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục tập huấn ngắn hạn về chuyên môn.

Trƣờng Hy vọng quận Bình Thạnh có hơn 100 học sinh khiếm thính với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy là 13, bảo mẫu 13, chỉ có 1 ngƣời tốt nghiệp cử nhân tật học tháng 3/2002, còn lại là trình độ văn hóa phổ thông lớp 11,12 chƣa kinh qua đào tạo về giáo dục khuyết tật, chỉ dự các khóa tập huấn ngắn ngày ở Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An (thuộc Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh).

Tóm lại, hầu hết đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trƣờng khuyết tật chuyên biệt chƣa qua đào tạo về giáo dục đặc biệt, con đƣờng chủ yếu là vừa giảng dạy vừa tự học qua đồng nghiệp trong trƣờng Vì thế, chất lƣợng chuyên môn rất thấp so với yêu cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)