Tổ chức đào tạo thí điểm giáo viên dạy trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Trang 68)

64

2.1. Ngày 8 tháng 1 năm 1999, Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định 01/1999/QĐ-BGD&ĐT ban hành mục tiêu, kế hoạch, chƣơng trình Cao đẳng Sƣ phạm đào tạo giáo viên tiểu học ngành sƣ phạm tật học. Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục đƣợc Bộ cho phép chọn hai trƣờng CĐSP Tiền Giang và trƣờng CĐSP tỉnh Vĩnh Phúc, đào tạo thí điểm giáo viên dạy trẻ khuyết tật đạt trình độ CĐSP tật học theo hai nguồn tuyển sinh sau:

+ Chọn giáo viên tiểu học đã qua đào tạo Trung học sƣ phạm hệ 12+2, học thêm một năm phần sƣ phạm tật học và đƣợc cấp bằng Cao đẳng sƣ phạm tật học.

+ Tuyển những thanh niên, học sinh đã tốt nghiệp PTTH vào đào tạo 3 năm để trở thành giáo viên tiểu học trình độ CĐSP. Qua ba năm thí điểm hai trƣờng CĐSP Tiền Giang và Vĩnh Phúc đã đào tạo đƣợc hơn 200 giáo viên tiểu học dạy trẻ khuyết tật theo hai chuyên ngành khiếm thị và khiếm thính.

Điều đặc biệt là ở hai trƣờng CĐSP Tiền Giang và Vĩnh Phúc, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung tâm tật học (Viện khoa học giáo dục), đã hình thành đƣợc khoa đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật với đội ngũ giảng viên tự tin, bản lĩnh, nắm vững chuyên môn về giáo dục đặc biệt, có thể tự đào tạo từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối của mục tiêu chƣơng trình CĐSP tật học (đã đƣợc Bộ duyệt). Một thành công nữa là đội ngũ giáo viên có khả năng sử dụng các thiết bị chuyên dùng để dạy cho trẻ

65

khuyết tật. Sự gắn bó giữa các giảng viên khoa giáo dục đặc biệt với các trƣờng chuyên biệt, các trƣờng tiểu học có học sinh khuyết tật học hòa nhập đã giúp cho giáo viên thu đƣợc nhiều kinh nghiệm tốt để bổ sung cho bài giảng.

Năm 1998, Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt thuộc trƣờng ĐHSP Hà Nội đƣợc sự tài trợ của Uy ban II Hà Lan, đã mở khóa đào tạo cử nhân tật học đầu tiên về chuyên ngành khiếm thính với 34 sinh viên đã tốt nghiệp và hiện đang công tác khắp mọi miền đất nƣớc. Đến nay Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt trƣờng ĐHSP Hà Nội đã mở đƣợc ba khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật do Nhật Bản và tổ chức CRS (Mỹ) tài trợ.

Ngoài ra, Trung tâm tật học (Viện KHGD), Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Viện Nghiên cứu giáo dục (ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh) đã phối hợp đào tạo cán bộ chủ chốt cho Trung tâm và các sở, trƣờng. Chƣơng trình tập huấn với sự tài trợ của các Tổ chức quốc tế ngày càng mở rộng. Trung tâm tật học đã mở lớp bồi dƣỡng giáo viên cho hai trƣờng CĐSP Hòa Bình và Quảng Ninh để từng bƣớc hình thành các khoa đào tạo giáo viên đặc biệt dạy trẻ khuyết tật.

2.3. Về việc thành lập khoa giáo dục đặc biệt tại các trƣờng ĐHSP

- Năm 2001, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội đã đƣợc Bộ đồng ý cho mở khoa giáo dục đặc biệt. Năm học 2001-2002, Bộ giao chỉ tiêu đào tạo chính quy 30 sinh viên khoa giáo dục đặc biệt đầu tiên ở nƣớc ta.

66

- Cuối năm 2002, trƣờng Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thành lập ngành giáo dục đặc biệt trình độ cử nhân đại học tật học và giao chỉ tiêu đào tạo năm học 2003-2004 là 50 sinh viên.

- Theo ý kiến của Ban chỉ đạo về giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ, sắp tớp Bộ sẽ có quyết định thành lập khoa giáo dục đặc biệt tại trƣờng ĐHSP Đà Nẵng. Bộ cũng đã cấp mã số đào tạo cho hai trƣờng CĐSP mẫu giáo Trung ƣơng I và Trung ƣơng III, đào tạo giáo viên mẫu giáo trình độ cao đẳng sƣ phạm.

Nhƣ vậy, trong thời gian tới, nhiều trƣờng sƣ phạm trong cả nƣớc sẽ đƣợc cấp mã số đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Đây là cơ hội tốt để ngành phấn đấu thực hiện chỉ tiêu huy động 70% số trẻ khuyết tật đến trƣờng vào năm 2010.

3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên

3.1. Trƣớc mắt, cần tiến hành một đợt điều tra tổng thể về trẻ khuyết tật trong cả nƣớc, có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành từ Trung ƣơng đến tận cơ sở nhằm:

- Xác định số lƣợng trẻ khuyết tật một cách chính xác.

- Phân loại trẻ khuyết tật. Đây là một vấn đề phức tạp và khó nhất, đòi hỏi phải có các nhà chuyên môn, chuyên ngành nhƣ tâm lý học khuyết tật, lâm sàng, tâm bệnh học, y tế chuyên ngành: mắt, tai mũi họng, tâm

67

thần học, các bộ, ngành thƣơng binh và xã hội, Bộ nội vụ... Nên có sự hợp tác với các chuyên gia nƣớc ngoài.

- Dự báo số trẻ khuyết tật ra đời hàng tháng, hàng năm.

Theo tính toán của Tổ chức y tế thế giới và Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật, chúng ta có các chỉ số nhƣ sau:

Số trẻ 16 tuổi trở xuống khoảng 30 triệu trong số đó có khoảng 10% tức 3 triệu trẻ khuyết tật (trong đó 1% trẻ khuyết tật nặng là 300.000 em). Đƣợc chia ra nhƣ sau:

+ Khoảng 280.000 trẻ từ 0 đến 1,5 tuổi.

+ Khoảng 830.000 trẻ từ 1,5 đến 6 tuổi (bậc giáo dục mầm non). + Khoảng 940.000 trẻ từ 6 đến 11 tuổi (bậc tiểu học).

+ Khoảng 950.000 trẻ từ 11 đến 16 tuổi (bậc THCS).

Từ sau 1975 đến nay, theo thống kê của Trung tâm tật học Viện khoa học giáo dục, chúng ta đã huy động đƣợc khoảng 70.000 cháu học hòa nhập tại trƣờng phổ thông. Một con số quá khiêm tốn so với số trẻ em khuyết tật ở nƣớc ta. Trong bản Chiến lƣợc phát triển giáo dục-đào tạo 2001-2010 của nƣớc ta đã đƣợc Chính phủ phê duyệt có ghi: "...Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật đƣợc học tập ở một trong các loại hình lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 và 70% vào năm 2010". Theo tính toán của Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ giáo dục và Đào tạo ở thời điểm hiện nay, chúng ta mới chỉ huy động đƣợc khoảng 10% trẻ khuyết tật đến trƣờng. Nhƣ vậy,

68

phải làm cách nào để đạt đƣợc chỉ tiêu đến năm 2010 huy động đƣợc 70% trẻ khuyết tật đến trƣờng? Đây là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của ngành giáo dục-đào tạo.

3.2. Xây dựng chiến lƣợc về bồi dƣỡng và đào tạo giáo viên từ nay đến năm 2010, trong đó có giáo viên dạy trẻ khuyết tật.

3.2.1. Những quan điểm lớn cần thống nhất trong toàn ngành

- Để đạt đƣợc chỉ tiêu đến năm 2005 huy động đƣợc 50% số trẻ khuyết tật ra lớp là một chỉ tiêu khá nặng nề, do đó cần phải bằng nhiều giải pháp khác nhau vừa đồng bộ, thống nhất, và quyết tâm cao của toàn ngành đƣợc xã hội đồng tình và ủng hộ. Bằng nhiều con đƣờng khác nhau: chính quy, bán chính quy, chuyên tu, tại chức, bồi dƣỡng dài ngày, ngắn ngày với nhiều loại đối tƣợng khác nhau nhƣ: sinh viên, giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý các cấp để trong một thời gian nhất định triển khai đƣợc các loại hình đào tạo hòa nhập, bán hòa nhập, chuyên biệt huy động tối đa trên cơ sở năng lực hiện có của từng tỉnh thành phấn đấu đến năm 2005 đạt chỉ tiêu đã đƣợc Chính phủ phê duyệt.

- Cần nhận thức đầy đủ về đội ngũ giáo viên và chuyên gia giáo dục đặc biệt, phải đƣợc đào tạo cơ bản, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng cho sự phát triển của ngành học giáo dục đặc biệt. Không nên cầu toàn mà tiến hành nhƣ khi triển khai công tác xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học trƣớc đây. Vì vậy, phải có chiến lƣợc và bƣớc đi thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể.

69

- Nghiên cứu để định ra chính sách phù hợp cho từng loại hình giáo dục đặc biệt để động viên khuyến khích nhiều đối tƣợng tham gia hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật. Hay nói cách khác là phải phối hợp nhiều ngành, nhiều tổ chức cùng với ngành giáo dục quan tâm giúp đỡ trẻ khuyết tật.

3.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên trƣớc mắt và lâu dài

- Trên cơ sở thống kê, phân loại trẻ khuyết tật cả nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định rõ mục tiêu về đội ngũ giáo viên, chuyên gia giáo dục đặc biệt các loại trong thời gian từ nay đến năm 2005 và năm 2010.

- Mục tiêu phải nêu đƣợc các yêu cầu, tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật các loại cũng nhƣ số lƣợng các chuyên gia giáo dục cần thiết để phát triển ngành học đặc biệt ở nƣớc ta nhằm mang lại sự bình đẳng về học tập và tạo công ăn việc làm sau này.

- Tiêu chuẩn đặt ra cho đội ngũ giáo viên là yêu nghề, mến trẻ, sẵn sàng làm việc lâu dài trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Tích cực học tập, không ngừng nâng cao năng lực và nghiệp vụ chuyên môn, có năng lực công tác trong bất kỳ loại hình giáo dục: hòa nhập, bán hòa nhập, hoặc chuyên biệt. Có khả năng tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3.2.3. Cần đa dạng hóa loại hình đào tạo, đội ngũ giáo viên các cấp để dạy trẻ khuyết tật. Triển khai chƣơng trình giáo dục hòa nhập một cách thận trọng có chuẩn bị chu đáo. Tùy thuộc vào tình hình của từng địa phƣơng, từng vùng mà có bƣớc đi thích hợp và chọn loại hình cho trẻ học tập.

70

3.2.3.1. Thành lập các khoa Giáo dục Đặc biệt trong các trƣờng Đại học Sƣ phạm: ĐH Sƣ phạm Hà Nội (2001), ĐH Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh (2002), ĐH Sƣ phạm Đà Nẵng (dự kiến 2003) và cấp mã số đào tạo cho một số trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Mẫu giáo trung ƣơng I, III để đào tạo giáo viên làm công tác can thiệp sớm. Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, đến 2005 nên tập trung giải quyết vấn đề can thiệp sớm (0-6 tuổi), và giáo dục tiểu học (6-12 tuổi) cho trẻ khuyết tật.

Hình thức đào tạo có thể tiến hành nhƣ sau: đào tạo chính quy, bán chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa. Cũng có thể sử dụng loại hình đào tạo tập trung, bán tập trung tại địa phƣơng hoặc các lớp tập huấn cấp chứng chỉ, khi đã đủ học trình cho thi cấp bằng.

3.2.3.2. Đào tạo giáo viên thực hiện chƣơng trình can thiệp sớm (CTS) cho trẻ khuyết tật.

Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật là một lĩnh vực mới ở nƣớc ta. Từ khi có chƣơng trình hợp tác với nƣớc ngoài, đặc biệt là với Ủy ban II Hà Lan, Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt trƣờng ĐHSP Hà Nội đã tiến hành thí điểm đối với trẻ khiếm thính (điếc câm). Muốn tiến hành CTS cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Vụ giáo dục mầm non (Bộ giáo dục và Đào tạo), cơ sở y tế và chuyên gia giáo dục đặc biệt (khuyết tật). CTS cho trẻ khuyết tật là một vấn đề nhạy cảm cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội, phối hợp với cha mẹ trẻ khuyết tật. Trên cơ sở đó, xây dựng

71

một kế hoạch cá nhân tác động đến trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập cộng đồng trẻ nhỏ cùng lứa tuổi, biết sử dụng thiết bị, phƣơng tiện chuyên dùng, hạn chế đến mức tối đa những phát sinh trong quá trình phát triển.

Đào tạo, tập huấn giáo viên mẫu giáo làm công tác CTS tại địa bàn dân cƣ.

3.3. Qua nghiên cứu thực tế các mô hình đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở các cơ sở nhƣ Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt (ĐHSP Hà Nội), Trung tâm tật học (Viện KHGD), các khóa tập huấn tại trƣờng CĐSP mẫu giáo Trung ƣơng III, chúng tôi đề xuất phƣơng thức đào tạo giáo viên mầm non thực hiện chƣơng trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nhƣ sau:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về trẻ khuyết tật và phƣơng thức tiếp cận trẻ cũng nhƣ sự phối hợp kế hoạch giữa giáo viên với cha mẹ trẻ khuyết tật cùng tham gia quá trình giáo dục, thời gian từ 9 tháng đến 12 tháng.

- Giai đoạn 2: giai đoạn chuyên sâu cung cấp cho giáo viên các thủ thuật cũng nhƣ xây dựng kế hoạch cá nhân cho từng trẻ khuyết tật (đào tạo tại chỗ), thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thiện kế hoạch đào tạo, nhằm nâng cao, cập nhật hóa các phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại của trong nƣớc và trên thế giới. Có kế hoạch đào tạo giáo viên thực hiện chƣơng trình can thiệp sớm tại các trung tâm can thiệp sớm của các tỉnh, trƣờng cao đẳng hoặc ĐHSP.

72

Đồng thời có chuyên mục đào tạo giáo viên mẫu giáo dạy hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại địa bàn dân cƣ.

Sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong việc tổ chức vận động đƣa trẻ đến các trung tâm CTS để đƣợc hƣớng dẫn cách giao tiếp chuẩn bị để vào học lớp 1 hòa nhập...

3.4. Đào tạo cấp tốc giáo viên tiểu học để tiến hành công tác giáo dục hòa nhập đại trà, củng cố các trƣờng chuyên biệt đủ điều kiện để trở thành Trung tâm nguồn cho các địa phƣơng:

- Trƣờng chuyên biệt sẽ cung cấp đội ngũ giáo viên vãng lai để theo dõi, giúp đỡ giáo viên, học sinh học hòa nhập. Đặc biệt hƣớng dẫn cụ thể về phƣơng pháp dạy học sinh khuyết tật trong trƣờng phổ thông bình thƣờng, phân phối thời gian hợp lý khoa học...

- Tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ dạy học sinh khuyết tật cho đội ngũ giáo viên phổ thông dạy hòa nhập.

- Cung cấp một số thiết bị chuyên dùng, sách giáo khoa chuyên dùng (học sinh khiếm thị), máy trợ thính cho học sinh điếc câm, để giúp học sinh tiếp thu tốt hơn bài học.

Để thực hiện chƣơng trình, kế hoạch chung, Bộ giáo dục và Đào tạo nên tổ chức đợt tập huấn cho giáo viên chủ chốt phòng tiểu học các Sở giáo dục và Đào tạo và cán bộ chuyên môn phòng giáo dục và đào tạo để về tập huấn lại cho giáo viên, có nhƣ vậy, mới đẩy nhanh tốc độ đƣa trẻ khuyết tật đến trƣờng.

73

KẾT LUẬN

1. Bƣớc vào những năm đầu của thế kỷ 21, giáo dục nƣớc ta đã trải qua chặng đƣờng dài trong 28 năm hòa bình và xây dựng, 15 năm đổi mới và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng góp phần xây dựng đất nƣớc. Đã hoàn thành việc xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nƣớc. Đào tạo đƣợc đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề đóng góp đáng kể vào sự thành công của công cuộc đổi mới. Giáo dục trẻ khuyết tật trong cả nƣớc có bƣớc phát triển đáng kể về số lƣợng và chất lƣợng. Đa dạng hóa loại hình đào tạo và quản lý. Công tác xã hội hóa giáo dục đã thể hiện rõ tính hiệu quả của nó trên nhiều bình diện khác nhau. Hiện nay, giáo dục khuyết tật không chỉ ngành giáo dục và đào tạo quản lý mà còn có ngành lao động thƣơng binh và xã hội, y tế, ủy ban chăm sóc trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Một số địa phƣơng còn do các tổ chức tôn giáo quản lý và giáo dục nhƣ thiên chúa giáo, phật giáo ...

Tuy nhiên, số trẻ đến trƣờng còn rất hạn chế. Theo Ban chỉ đạo về giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay cả nƣớc mới chỉ huy động 10% số trẻ trong độ tuổi đến trƣờng. Theo Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 phần g mục 4.2 có ghi rõ: "Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật đƣợc học tập ở một trong các loại hình lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỉ lệ 50% vào năm 2005 và 70% vào năm 2010". Nhƣ vậy chỉ còn khoảng 2 năm rƣỡi

74

mà phải phấn đấu đến 40% còn lại để đến cuối năm 2005 đạt 50% số trẻ khuyết tật đƣợc đến trƣờng là một chỉ tiêu rất khó thực hiện. Giải pháp nào để thực hiện chỉ tiêu nêu trên? Từ thực

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở một số tỉnh phía nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)