III. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty
Hội nhập nhân viên mớ
- Ra quyết định tuyển dụng - Hội nhập nhân viên mới
Như vậy quá trình tuyển dụng nhân sự mới của Công ty sẽ diễn ra như sau: *Chuẩn bị tuyển dụng:
Giai đoạn này đã được Công ty thực hiện tốt nên không phải thay đổi bổ sung. * Thông báo tuyển dụng:
Tuỳ từng loại công việc yêu cầu, từng loại nhân viên mà Công ty có hình thức thông báo cho phù hợp và có hiệu quả và sao cho thu hút được ứng cử viên từ nhiều nguồn, từ đó có khả năng lựa chọn những người phù hợp nhất. Để đạt được mục tiêu này, Công ty cần sử dụng những hình thức thông báo:
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng báo chí, tạp chí, quảng cáo, ti vi, đài... Cách thức thông báo này sẽ thu hút được một khối lượng ứng cử viên tham gia vào quá trình tuyển dụng của Công ty.
- Thông qua sự giới thiệu của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp... vì đây là nơi cung cấp quan trọng nhân sự có chất lượng cao cho Công ty. Nguồn tuyển dụng này có ưu điểm là những người này còn giữ thói quen học tập, tâm hồn còn trong sáng dễ đào tạo, có sức bật vươn lên và nhiều cố gắng, có óc sáng tạo... Đặc biệt, sự nhạy bén năng động của họ dễ dàng thích nghi với môi trường kinh doanh đầy biến động trong sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Do đó, Công ty cần cử chuyên gia phụ trách vấn đề nhân sự đến các cơ sở đào tạo này để tìm kiếm ứng cử viên cho Công ty mình.
- Thông qua trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm: Tuyển dụng theo nguồn này có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, do những đơn vị này có kinh nghiệm và chuyên môn về tuyển dụng nên có thể làm giúp những nơi cần tuyển người một vài công đoạn sơ khởi nào đó như kiểm tra lý lịch và phỏng vấn sơ bộ.
- Thông qua các mối quan hệ xã hội khác: Bạn bè, người thân của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Họ thường giới thiệu cho doanh nghiệp những người có khả năng làm những công việc mà doanh nghiệp cần. Điều này dễ hiểu là nếu công nhân viên
thích làm các công việc của công ty họ thì họ cũng rất muốn bạn bè của mình vào cùng làm việc chung.
Trong thông báo cần cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết về các thông tin:
- Tên doanh nghiệp cần tuyển: Công ty CPĐTTM Bắc Hà. - Nội dung công việc sẽ làm: Kế toán, kinh doanh...
- Các yêu cầu (Tiêu chuẩn): Tuổi tác, giới tính, trình độ chuyên môn...
- Các loại hồ sơ văn bằng cần có: Bằng tốt nghiệp Đại học, bằng ngoại ngữ, bằng tin học...
- Ngày giờ, địa điểm tuyển chọn: Công ty CPĐTTM Bắc Hà. - Cách thức duy trì liên lạc: thư, điện thoại...
* Gặp gỡ, thu nhận, kiểm tra hồ sơ:
Sau khi thông báo tuyển dụng, hội đồng tuyển dụng tiến hành thông báo gặp gỡ ứng cử viên đồng thời thu nhận luôn hồ sơ, tài liệu. Đây là buổi gặp đầu tiên cho nên ban lãnh đạo trong Công ty cần tạo ra bầu không khí thoải mái làm cho các ứng cử viên cảm thấy tin tưởng khi làm việc tại đây. Gặp gỡ họ với mục đích làm cho các ứng cử viên làm quen với Công ty và cái chính là các nhà quản trị nhân sự nếu muốn biết thêm gì về phía ứng cử viên mà trong hồ sơ không ghi rõ như hoàn cảnh cụ thể gia đình, một số yếu tố tác động đến quá trình làm việc của ứng cử viên.
* Kiểm tra trắc nghiệm:
Bước này đã được trình bày kỹ ở phần mở rộng phương pháp tuyển dụng. Công ty có thể áp dụng các phương pháp trắc nghiệm sau:
- Trắc nghiệm về kiến thức tổng quát
- Trắc nghiệm về khả năng chuyên môn nghề nghiệp - Trắc nghiệm về cá tính
* Phỏng vấn:
- Chuẩn bị các câu hỏi theo mục tiêu và yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, các câu hỏi này không phải là cố định, cứng nhắc hay nói cách khác chúng có thể thay đổi theo câu trả lời của ứng cử viên.
- Để có thể nhận thức được sự nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, khả năng tư duy nhạy bén của ứng cử viên không nên trả lời câu hỏi của ứng cử viên có hay không.
- Tạo bầu không khí cởi mở, tin tưởng hiểu biết lẫn nhau giữa người được phỏng vấn và người được phỏng vấn. Người phỏng vấn phải chú ý lắng nghe tôn trọng ứng cử viên, tạo cơ hội cho ứng cử viên tranh luận đặt câu hỏi ngược trở lại.
- Phải ghi lại những chú ý, những dấu hiệu cần biết cho từng ứng cử viên để phục vụ cho việc lựa chọn sau này.
Khi hội đồng phỏng vấn đã tiến hành cuộc phỏng vấn để tìm hiểu những thông tin cần thiết mà Công ty đã từng tiến hành nhà tâm lý chuyên nghiệp sẽ tham gia vào việc tuyển chọn cho ban lãnh đạo. Họ đi sâu nghiên cứu từng ứng cử viên một. Bằng các thuật tâm lý các chuyên gia tâm lý sẽ phát hiện cá tính của người dự tuyển. Bước này đặc biệt quan trọng và cần thiết vì nhờ đó khám phá ra những gì mà mắt thường khó có thể nhận thấy ở các ứng cử viên như: những tật xấu, mối quan hệ bạn bè, động cơ xin làm việc, quan điểm cũng như hệ thống các giá trị khác. Kết quả sẽ được trình bày trong bản báo cáo có đánh giá cụ thể về mức độ phù hợp của mỗi ứng cử viên đối với đòi hỏi cần thiết dưới góc độ tâm lý. Chân dung các ứng cử viên được nhà tâm lý dựng lên một cách khá toàn diện và đầy đủ vì thế không sợ lầm khi lấy người. Trên cơ sở đó, giám đốc Công ty sẽ chọn các ứng cử viên tốt, phù hợp với công việc.
* Khám sức khoẻ:
Công ty đã thực hiện tốt bước này nên cần giữ vững và phát huy hơn nữa. * Ra quyết định tuyển dụng:
Công ty sẽ ký hợp đồng thử việc trong 3 tháng hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc của Công ty. Việc ký kết hợp đồng này sẽ giúp Công ty biết được công nhân viên có thích nghi và hoà nhập được với công việc mới hay không? Nếu nhân viên đó làm tốt và hoàn thành công việc suất sắc thì sẽ tiếp tục cho làm việc còn nếu không thì
Công ty sẽ cho dừng hợp đồng hoặc thuyên chuyển họ sang một công việc khác phù hợp hơn.
* Hội nhập nhân viên mới:
Sau khi tiếp nhận nhân viên mới có thể xuất hiện sự kiêu căng tự mãn do vậy Công ty cần phải giao cho họ những công việc khó hơn mức thông thường. Ví như khi một nhân viên mới được tuyển vào làm ở phòng tổ chức hành chính, ngoài công việc thông thường là quản lý hồ sơ nhân sự, khen thưởng... thì anh ta phải biết phối kết hợp với các phòng ban để quản lý hoạt động kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Mục đích của Công ty ở đây là nhằm:
- Tạo điều kiện cho nhân viên mới bộc lộ được những ưu điểm của mình.
- Dẹp đi ở họ tính kiêu căng tự mãn nếu có đồng thời ở nhân viên mới cũng có thể xuất hiện tâm trạng lo âu, sợ hãi, chán nản trước những công việc không như mong muốn, kỳ vọng của bản thân. Vì vậy, Công ty phải phân công những người có kinh nghiệm giúp đỡ, động viên, khuyến khích họ hoà nhập vào công việc mới.