Phân tích cơ cấu lao động và hiệu quả sử dụng lao động một số năm.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp thương mại pdf (Trang 28 - 31)

1. Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2000 – 2002 ( Biểu 3 )

Nhìn vào số liệu tại biểu 4 ta thấy tổng số lao động của công ty năm 2000 là 151 người, đến năm 2001 là 166 người tăng 15 người chiếm 9,93%, đến năm 2002 số lao động là 176 người tăng 10 người chiếm 6,02%.

*Xét về hình thức tác động vào đối tượng lao động:

_ Lao động trực tiếp: chiếm phần lớn trong công ty. Năm 2000 là 120 người chiếm tỷ lệ 79,47%, năm 2001 là 133 người chiếm tỷ lệ 80,12% và năm 2002 là 139 người với 78,97%.

_ Lao động gián tiếp của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Năm 2000 là 31 người (20,53%), năm 2001 la 33 người (19,88%) tăng thêm 2 người với tốc độ tăng 4,45%, sang năm 2002 có 37 người (21,03%) tăng thêm 4 người với tỷ lệ tăng là 12,12%.

Như vậy số lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng, điều này phản ánh công ty tăng cường đội ngũ lao động để mở rộng thị trường và do đặc trưng của công việc kinh doanh đòi hỏi số lao động trực tiếp phải lớn hơn số lao động gián tiếp.

*Xét về giới tính ta thấy: số lao động nam ít hơn số lao động nữ, cụ thể năm 2000 số lao động nữ là 80 người chiếm 52,98%, nam là 71 người chiếm 47,02%; năm 2001 số lao động nữ là 90 người chiếm 54,21% tăng 10 người với 12,5%, nam là 76 người chiếm 44,89% tăng 5 người với 7,04%. Sang năm 2002 số lao động nữ là 97 người chiếm 55,11% tăng 7 người so với năm 2001 tương ứng 7,77%, còn nam là 79 người tăng 3 người tương ứng với 3,9%.

Tóm lại do đặc trưng của công việc cần số lao động nữ để bán hàng nhiều hơn lao động nam do đó số nhân viên nữ trong công ty nhiều hơn nam nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sự bố trí lao động như vậy là hợp lý và đạt hiệu quả cao.

2. Hiệu quả sử dụng lao động.

2.1 Tình hình phân bổ lao động của công ty ( Biểu 4 )

Nhìn vào biểu ta thấy đối với ban giám đốc và các phòng ban thì số lao động trong ba năm không có sự biến động, số người vẫn giữ nguyên. Nhưng số lao động ở các đơn vị trực thuộc có sự biến động làm cho số lao động trong năm 2001 tăng thêm 15 người so

với năm 2000 tương ứng với 9,9%, và sang năm 2002 tăng thêm 10 so với 2001 với tỷ lệ 6%.

Tại các cửa hàng, đại lý năm 2001/2000có sự tăng giảm. Tại phân xưởng lắp giáp tăng 3 người (18,75%), tại cửa hàng quận Đống Đa tăng 1 người (8,3%), tại cửa hàng quận Cầu Giấy tăng 1 người (7,1%), tại cửa hàng quận Hoàn Kiếm tăng 3 người (27,27%), tại cửa hàng Tôn Đức Thắng tăng 1 người (7,69%), tại đại lý Hà Tây tăng 1 người (11,1%), tại đại lý Nam Định giảm 1 người (10%), tại đại lý Hải Phòng số lao động giữ nguyên, tại đại lý Vĩnh Yên tăng 4 người (50%), tại đại lý Hải Dương tăng 2 người (25%).

Sang năm 2002so với năm 2001 thì số lao động có thay đổi như sau: tại các phòng ban vẫn giữ nguyên, tại phân xưởng lắp giáp tăng 4 người (21,05%), tại cửa hàng quận Đống Đa giữ nguyên, tại cửa hàng quận Cầu Giấy tăng 1 người (6,66%), tại cửa hàng quận Hoàn Kiếm giữ nguyên, tại cửa hàng Tôn Đức Thắng tăng 1 người (7,1%), tại đại lý Hà Tây và Hải Dương số lao động giữ nguyên, tại đại lý Nam Định tăng người (22,2%), tại đại lý Hải Phòng số lao động tăng 1 người (12,5%). Tại các tổ độc lập như tổ lái xe, bảo vệ, bốc xếp, kho số lao động tăng thêm 2 người tương ứng 7,4%.

Tóm lại, qua việc phân tích số liệ trên cho thấy sự phân bố lao động của công ty là tương đối hợp lý. Số lao động ở các phòng ban, các cửa hàng và các đại lý luôn ổn định. Việc này giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty không bị ứ đọng do thiếu người.

2.2 Trình độ lao động của công ty ( Biểu 5 ).

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Về lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng không lớn so với tống số lao động. Năm 2000 có 19 người chiếm 12,58%, năm 2001 co 20 người chiếm 12,04% sang năm 2002 số lao động có trình độ đại học giảm 1 người còn 19 người chiếm 10,79%.

- Lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2000 là 14 người chiếm 9,27%, năm 2001 là 13 người chiếm 7,83% giảm 1 người và năm 2002 là 16 người chiếm 9,09% tăng 3 người với tỷ lệ tăng là 23%.

- Lao động có trình độ trung cấp: năm 2000 có 23 người chiếm 15,23%, năm 2001 có 25 người chiếm 15,06% tăng 2 người với tỷ lệ 8,69%. Sang năm 2002 có 26 người chiếm 14,77% tăng thêm một người với tỷ lệ 4%.

- Lao động công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng không lớn. Năm 2000 có 20 người chiếm 13,24%, năm 2001 có 20 người chiếm 12,04%, sang năm 2002 có 22 người chhiếm 12,5%

- Các lao động khác : chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn công ty . Năm 2000 là 75 người chiếm 49,68%, năm 2001 là 80 người chiếm 53,03% tăng 5 người ( tăng 5,68%) , sang năm 2002 có 93 người chiếm 52,85% tăng 13 người (tăng 17,33% ).

Như vậy qua số liệu trên ta thấy số lao động của công ty thay đổi không đáng kể trong suốt ba năm, trình độ lao động hầu như tăng ở mức thấp, số lao động có trình độ cao còn chiềm một tỷ lệ nhỏ.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp thương mại pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)