Các giải pháp tín dụng vốn.

Một phần của tài liệu tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại nhno & ptnt thị xã hà tĩnh (Trang 62 - 65)

II. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ tại NHNo & PTNT Thị xã Hà Tĩnh.

2. Các giải pháp tín dụng vốn.

2.1. Tăng lượng vốn cho vay.

- Ngân hàng cần phải hoàn thiện một cơ chế chính sách cho vay đối với hộ : Hiện nay thủ tục cho vay của ngân hàng đã có nhiều thay đổi tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thủ tục rườm rà gây chậm cho khách hàng ảnh hưởng đến thời gian sản xuất, trong thời gian tới để tăng doanh số cho vay đối với hộ thì ngân hàng cần phải đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục vay vốn .

Một thực trạng hiện nay là hầu hết các ngân hàng thì sợ mất an toàn đồng vốn, còn cán bộ tín dụng thì sợ nợ quá hạn nên thường chú ý nhiều đến tài sản thế chấp hơn là đến hiệu quả của phương án sản xuất mà hộ trình bày,vì vậy trong thời gian tới nên có những thay đổi như xem xét một cách thật kĩ nội dung tính khả thi của dự án và khả năng uy tín của chủ hộ, nên chăng ngân hàng cũng nên có tí mạo hiểm với những phương án kinh doanh tốt, điều này một số ngân hàng trên thế giới đã làm họ quan tâm nhiều tới năng lực uy tín của chủ hộ hơn là tài sản thế chấp.

- Đa dạng hoá các phương thức cho vay : Hiện nay phương thức cho vay chung là cho vay một lần, nghĩa là mỗi lần có nhu cầu vay vốn thì hộ phải làm hồ sơ vay cùng với các thủ tục vay khi trả hết nợ cũ thì mới tiếp tục

được vay và như vậy hộ trong nông nghiệp sau khi thu hoạch sản phẩm bán đị thì mới có tiền trả nợ và khi đó muốn đầu tư mới thì lại phải làm thủ tục mới chờ xét duyệt mà sản xuất trong nông nhgiệp có tính thời vụ cho nên việc chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất, vì vậy ngân hàng nên xem xét phương án cho vay khi chưa kịp trả nợ cũ như vậy sẽ đảm bảo cho chu kì sản xuất tiếp theo của hộ không bị gián đoạn tuy nhiên đây là một phương án cần phải có sự tính toán cẩn thận vì an toàn và lợi nhuận của ngân hàng cũng như sự phát triển bền vững của hộ trong nông nghiêp.

2.2. Thời hạn cho vay.

Thời hạn vay rất quan trọng, hiện nay ngân hàng đã có nhiều thời hạn vay khác nhau, nhưng hầu như chỉ tập trung vào vay ngắn hạn, nguồn vốn vay này chỉ đủ đáp ứng nhu cầu vay trong một chu kì sản xuất ngắn và qui mô sản xuất nhỏ, hộ chỉ mua những yếu tố sản xuất như giống, thức ăn, phân bón,… chứ chưa chú ý đầu tư cho phát triển lâu dài như xây dựng chuồng trại , mua máy móc,…Do vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường tiếp xúc với hộ tại địa bàn để nghiên cứu điều chỉnh thời hạn vay theo kế hoạch sản xuất đặc biệt chú ý đến cho vay trung và dài hạn để phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất về lâu dài.

2.3. Lãi suất cho vay.

Lãi suất vay có tác động rất lớn đến đầu tư của kinh tế hộ, để họ có thể mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất thời gian qua ngân hàng luôn chú ý đến mức lãi suất cho phù hợp, mức lãi suất tối thiểu tuy nhiên khó khăn của ngân hàng trong thời gian qua là chịu sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn nên mức lãi suất huy động luôn phải bằng hoặc thấp hơn các ngân hàng khác trên địa bàn, nên việc cho vay với một mức lãi suất thấp là rất khó, có

chăng thì ngân hàng phải tập trung vào huy động những nguồn vốn trung và dài hạn để có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này cho vay lâu dài có như vậy ngân hàng mới có điều kiện để điều chỉnh mức lãi suất cho vay phù hợp.

2.4. Hình thức cho vay.

Hộ sản xuất trong nông nghiệp là đối tượng phân bố rộng khắp trên địa bàn và có nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ do sản xuất nhỏ, vay để mua các yếu tố phục vụ sản xuất. Do vậy cần có các hình thức cho vay phù hợp với đối tượng này. Sau đây là một số giải pháp về hình thức cho vay đối với hộ :

Để giảm bớt lượng đến giao dịch tại trung tâm thì cần phải mở rộng hình thức cho vay gián tiếp qua các tổ chức xã hội tại địa phương.

Đối với những khách hàng giao dịch theo hình thức trực tiếp thì cần phải chia ra theo nhu cầu vay vốn để có cách thức giao dịch thẩm định cho vay phù hợp nhanh chóng hiệu quả nhất.

3. Các giải pháp về sử dụng hợp lý vốn của kinh tế hộ.

3.1 Phát triển sản xuất.

Hộ cần phải có kế hoạch phát triển sản xuất mang tính dài hơi, tức là phải qui hoạch phát triển vùng sản xuất của mình, lập phương án sản xuất cụ thể, từ đó chia ra các hạng mục công trình cần phải đầu tư ngay và những hạng mục nào có thể bổ sung sau này tất nhiên là không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, từ đó có xác định nhu cầu vay vốn cần thiết. Phải đầu tư phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá đi lên từ sản xuất hàng hoá nhỏ.

3.2 Sử dụng vốn đúng mục đích.

Sử dụng vốn đúng mục đích có vai trò quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Có rất nhiều hộ khi vay vốn về thì sử dụng không đúng mục đích gây ra hiện tượng nợ quá hạn do làm ăn không hiệu quả.

Về phía ngân hàng cần phải cử cán bộ giám át thường xuyên quá trình sử dụng vốn vào sản xuất của hộ tránh tình trạng hộ sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Bản thân hộ phải nhận thức được sử dụng vốn đúng mục đích đem lại lợi ích cho mình, muốn vậy cần phải có một phương án sản xuất cụ thể trước khi vay vốn, sau đó chia ra các khoản cụ thể cần phải mua, mua ở thời gian nào mua ở đâu,… để các khoản tiền vay vốn đó có thể phát huy được hiệu của cao nhất ở từng khâu của quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại nhno & ptnt thị xã hà tĩnh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w