Đánh giá những tồn tại về tín dụng phát triển kinh tế hộ thời gian qua.

Một phần của tài liệu tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại nhno & ptnt thị xã hà tĩnh (Trang 54 - 58)

gian qua.

Với phương châm hoạt động bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, muốn vậy phải đem lại những điều tôt nhất cho khách hàng, cuối cùng vấn đề cả ngân hàng và khách hàng luôn qua tâm đó là hiệu quả nguồn vốn tín dụng được cấp, vì vậy NHNo & PTNT Thị xã thời gian qua luôn tìm mọi biện pháp để đồng vốn đến tay hộ dược xử dụng đúng mục đích đem lại hiệu quả cao, song vẫn còn những tồn tại sau đây :

1. Tồn tại từ phía Hộ.

- Đại đa số Hộ nhận thức được vai trò của nguồn vốn tín dụng từ phía ngân hàng nên tìm đến với ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất nhưng có một bộ phân vì không nhận thức được hay là không muốn phải làm những thủ tục từ phía ngân hàng nên đã tìm đến những hình thức cho vay vốn tiêu cực ở địa phương, làm cho hiệu quả sản xuất thấp, gây mất ổn định tại địa phương.

- Về sử dụng vốn tín dụng : Một số hạn chế phát sinh từ trình độ của chủ Hộ, hầu hết chủ hộ vừ thiếu trình độ lại thiếu kinh nghiệm nên khó khăn trong việc tổ chức quản lý sản xuất và phân bổ đồng vốn vay cho hợp lý.

Một số hộ sử dụng vốn không dúng mục đích như trong hồ sơ vay vốn, hay khi thấy khó khăn thì tự chuyển hướng sản xuất giữa chừng làm cho kết quả thu được không cao thậm chí gây ra tình trạng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thực hiện không đúng việc phân bổ vốn vào từng khâu sản xuất gây ra sự gián đoạn và không phát huy được hiệu quả của từng khâu.

Một hiện tượng là hộ khi đến ngân hàng chỉ biết đến để vay vốn chứ không có tinh thần tìm hiểu những quy chế vay vốn của ngân hàng, từ đó không nắm được những quyền và nghĩa vụ của mình.

- Về thị trường hầu như các hộ chưa nhận thức năm bắt được thị trường, đặc biệt một thị trường nhạy cảm như thị trường nông sản. Hộ còn sản xuất theo phong trào thấy năm nay thị trường có loại gì tiêu thụ được thì sản xuất không có hướng sản xuất lâu dài cho mình, gây ra hiện tượng nông sản ssản xuất ra khi thì thiếu , khi thì thừa khó khăn trong tiêu thụ.

2. Tồn tại về phía ngân hàng.

- Dù đã cố gắng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nhưng không phải nhu cầu nào cũng được thoả mãn, vì bản thân ngân hàng cũng đang còn những khó khăn như chịu sự cạnh tranh trong huy động vốn, nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn.

- Số hộ đến vay vốn của ngân hàng nhiều khi chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong sản xuất nông nghịêp nên số hộ tập trung mọt lúc rất đông, mặc dù đã tạo ra mạng lưới các ngân hàng cấp III để giao dịch nhưng vẫn còn tình trạng khách hàng phải chờ đợi lâu.

- Việc cấp vốn trung và dài hạn cho hộ còn ở một tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay phát triển hộ, như vậy về sự đầu tư cho phát triển kinh tế hộ lâu dài là không đảm bảo.

- Việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của ngân hàng đã được chú ý do đòi hỏi tất yếu đặc biệt là về tin học, tuy nhiên số lượng và

chất lượng máy chưa đủ để đáp ứng hết yêu cầu của công việc gây ra những hiện tượng như chậm trễ trong giao dich buộc khách hàng phải chờ đợi lâu.

- Về trình độ cán bộ, thì cán bộ già chiếm một tỷ trọng khá lớn và được đào tạo trước đây nên kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế nên việc tư vấn cho khách hàng còn có nhiều hạn chế. Hơn nữa do nhu cầu đòi hỏi của công việc buộc phải sử dụng tin học hay ngoại ngữ nhưng lại bị hạn chế do tiếp thu cái mới do đó chưa phát huy hết tác dụng của thiết bị.

- Một số cán bộ thái độ phục vụ đối với khách hàng còn chưa tốt còn làm cho khách hàng có tâm lý bực dọc hay e sợ.Một số cán bộ tín năng động sáng tạo trong công việc cụ thể còn hạn chế, một số khác thao tác nghiệp vụ chậm, thời gian làm việc kéo dài, một số cán bộ tín dụng chưa mạnh dạn cho vay dự án lớn, tâm lý sợ nợ quá hạn.

Còn những tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau đây :

- Hầu hết các hộ đều có tâm lý sản xuất nhỏ do không có kiến thức về sản xuất hàng hoá và tâm lý lo sợ rủi ro nên nguồn vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn để phục vụ nhu cầu trong chu kì sản xuất chư chưa đầu tư về lâu dài cho cơ sở vật chất bằng nguồn vốn trung và dài hạn. Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, rủi ro lớn vì thế vẫn còn hiện tượng nợ quá hạn.

- Cũng phải nói tới công tác khuyến nông một bộ phận rất quan trọng, tuy đã quan tâm đến việc phổ biến kiến thức cho họ nông dân nhưng không phải ai cũng được tiếp nhận mà hầu như hộ nông dân chủ yếu sản xuất bằng kinh nghiệm của mình.

- Hộ nông dân còn gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hộ phải tự tìm nơi tiêu thụ như : Chợ, ven đường, hoặc phải bán ép giá cho tư thương,…

- Về phía ngân hàng d thời gian gần đây chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng đóng trên địa bàn.

- Cán bộ tín dụng còn thụ động trong việc cho vay, nghĩa là hầu như ai có nhu cầu vay vốn thì đến vay chứ cán bộ tín dụng chưa tự tìm hiểu ở cơ sở để nắm bắt nhu cầu của hộ, và còn có tâm lý sợ nợ quá hạn nên quá cẩn thận trong việc giải quyết cho vay.

Chương III : PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÍN DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT THỊ XÃ HÀ TĨNH.

Một phần của tài liệu tín dụng vốn phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp tại nhno & ptnt thị xã hà tĩnh (Trang 54 - 58)