Từ năm 2001- 2004, với những nỗ lực không ngừng, công ty sản xuất -xuất nhập khẩu Việt An đã có những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu củacông ty. Và kết quả đó được đánh giá tổng hợp qua bảng sau:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2001 2002 2003 2004 Tổng kim ngạch XK USD 18976100 19117248 20325742 21617200 Thị trường XKchính Nước 23 23 20 17 Lợi nhuận Tr.đồng 402.51 444.21 625.07 856.5 Doanh thu Tr.đồng 63892 68340 88038 117330 Tỷ suất lợi nhuận % 0.63 0.65 0.71 0.73 Nộp ngân sách Tr.đồng 415.25 397.32 326.92 665.94 Lương bình quân Nghìn
đ/ng/tháng
804.3 835.1 918.6 943.3
Qua bảng tổng hợp kết quả trên nhận thấy tuy thị trường xuất khẩu của công ty giảm xuống từ 20 nước vào năm 2003 xuống 17 nước vào năm 2004 nhưng không làm doanh thu và tỷ suất lợi nhuận củacông tygiảm xuống.Điều này có nghĩa rằng công ty đã chú trọng khai thác có “ chiều sâu” thị trường xuất khẩu thay vì chạy theo “ chiều rộng”.
Nhìn vào bảng kết quả trên thấy tỷ suất lợi nhuận của công tykhông ngừng tăng lên chứng tỏ công tyđang sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Và qua bảng đánh giá này, công ty sản xuất -xuất nhập khẩu Việt An đã nhìn nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm cùng nguyên nhân tồn tại trong công tác thực hiện chiến lượckinh doanh marketing xuất khẩu như sau:
1.Ưu điểm
-Công ty đã giữ vững và biết cách khai thác thị trường trọng điểm có hiệu quả - Biết củng cố và duy trì những sản phẩm tiêu thụ mạnh và biết đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã và chú trọng quan tâm đến thị hiếu tiêu dùng của từng loại thị trường.
- Chú ý việc đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tạo sức cạnh tranh.
- Thực hiện các hợp đồng ký kết với độ tin cậy cao, đảm bảo uy tín cho công ty - Phương pháp định giá linh hoạt, hợp lý, thích ứng với sự biến động của từng
thị trường.
2.Nhược điểm
- Lựa chọn thị trường xuất khẩu củacông ty luôn mang tính bị động, đa phần khách hàng tự tìm đến công tyđể ký kết các hợp đồng.
-Chú trọng nhiều phương thức gia công quốc tế
- Xuất khẩu sang thị trườngnước ngoài còn phải thông qua nhiều kênh trung gian nên sự phản ánh thông tin lại từ thị trườngkhông còn chân xác và chậm trễ
- Chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng tốt tiêu chuẩn quốc tế và thị hiếu người tiêu dùng
- Chưa khai thác và đầu tư có hiệu quả hoạt động quảng cao, xúc tiến thương mai
- Chưa xây dựng được thương hiệu riêng
3.Các nguyên nhân tồn tại
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang tính bị động nhiều, phụ thuộc vào các đối tác tại thị trườn gnước ngoài.Do vậy, công ty giảm khả năng tự sáng tạo ra sản phẩm mới, thương hiệu bị núp bóng dưới thương hiệu bên đặt hàng gia cồng
-Ngân sách đầu tư cho hoạt động marketing còn hạn chế
- Bộ phận marketing củacông tytrình độ còn yếu.Nên việc tìm kiếm, phân tích thông tin gặp nhiều khó khăn, Vì thế, các nhà quản trịcông tyđưa ra những chiến lượckinh doanh chưa hợp lý
- Nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với các đối thủ khác.
Chương III.những đề xuất hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty
sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An