Dự báo những tác động của môi trường tới công ty sản xuấtxuất nhập khẩu Việt

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An pptx (Trang 48 - 51)

3.1. Dự báo những tác động của môi trường

3.1.1. Dự báo những tác động của môi trường tới ngành dệt may Việt Nam

Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn. Những biến đổi đó một mặt tạo ra cơ hội thuận lợi cho các nước đang trên đà phát triển có thể nắm bắt được và vươn tới nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội. Mặt khác cũng đặt ra những thách thức, những vấn đề phức tạp hơn mà mỗi quốc gia phải đối phó giải quyết.

Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn để đưa nước ta ngày càng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Tương lai của ngành dệt may Việt Nam sau năm 2005 sẽ như thế nào sau khi Hiệp định dệt may ATC chấm dứt hiệu lực?

Từ ngày 1-1-2005 xoá bỏ hạn ngạch đối với những nước là thành viên của WTO. Điều này đã làm ngành dệt may Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới chừng nào Việt Nam chưa là thành viên WTO.

Ngoài ra, những diễn biến kinh tế không thuận lợi tại một số thị trường hạn ngạch quan trọng của Việt Nam như: Mỹ, EU có thể làm tăng xu hướng bảo hộ ngành dệt may trong các nước.

Hơn nữa, EU giảm hoặc miễn thuế hoàn toàn cho 5 nước sau thảm hoạ sóng thần :Sulanka, TháI Lan, ấn độ, Indonexia và Bangladesh giúp năm nước có lơị thế hơn so với Việt Nam.

3.1.2 Dự báo những tác động của môi trường tới công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An khẩu Việt An

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Asean, gia nhập Apec, AFTA và đang trong quá trình đàm phán ký kết gia nhập hiệp hội WTO.Đó là những cơ hội lớn giúp sản phẩm may mặc công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An có thể thâm nhập vào thị trường thế giới.

Tuy nhiên,kinh tế mở cửa đồng nghĩa với nó là cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, đặc biệt là sự xâm nhập của các

công ty hàng dệt may quốc tế mạnh như Trung Quốc, ấn độ…..Hơn nữa công ty còn phải chịu sức ép cạnh tranh từ những đối thủ cạnh tranh trong nước như: May 10, Thăng Long, Việt Tiến….nên đòi hỏi công ty cần phải hoạch định chiến lược marketing hợp lý .

3.1.3.Dự báo chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam tới năm 2010

Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá của thế giới và khu vực.Đặc biệt là khi nước ta gia nhập khu mậu dịch tự do AFTA, tiến tới gia nhập WTO…….sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nước như Trung Quốc, ấn độ….đồng thời là hạn ngạch và thuế nhập khẩu của các nước dần là không còn ưu đãi các nước ta.

Mục tiêu phát triển tăng tốc của ngành dệt may nhằm nâng cao lượng nội địa trong sẩn phẩm xuất khẩu từ 25% lên 50% trong năm 2005 và 70% trong năm 2010 để nâng cao giá trị xuất khẩu, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Với chiến lược này được Chính phủ ký quyết định số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23-4-2001 với mục tiêu là : “ Đưa ngành dệt may Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước, là mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu câu tiêu dùng trong nước và ngoài nước tạo nhiều việc làm cho người lao động nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc với nền kinh tế khu vực và thế giới”.

*) Nội dung của chiến lược:

- Đối với ngành dệt: kinh tế Nhà nước là nòng cốt giữ vững vai trò chủ đạo, đầu tư phát triển phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, chú trọng công tác thiết kế sản phẩm mới, tổ chức lại hệ thống chất lượng quốc tế

- Đối với ngành may: đẩy mạnh những doanh nghiệp may nhà nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư và phát triển ngành may nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động thủ công.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế mẫu thêm nhiều sản phẩm mới, cảI tiến công tác quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý lại hệ thống sản xuất, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao

tính cạnh tranh sản phẩm may Việt Nam trên thị trường thế giớ.

+ Đẩy mạnh đầu tư vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng bông, dâu tằm, các loại cây có nhiều sợi, tơ nhân tạo công nghệ phẩm, thuốc nhuộm….nhằm phục vụ tốt hơn việc cung ứng nguyên liệu cho ngành dệt may nước nhà.

+ Khuyến khích mọi hình thức đầu tư để phát triển cơ khí dệt may tiến tới cung ứng đầy đủ phụ tùng lắp ráp và chế tạo thiết bị may nhằm hạn chế việc nhập khẩu thiết bị ngoại

*) Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra: + Kim ngạch xuất khẩu:

-Năm 2005 : đạt từ 4000-5000 triệu USD -Năm 2010 : từ 8000-9000 triệu USD + Sử dụng lao động:

-Năm 2005 thu hút từ 2.5 đến 3.0 triệu lao động -Năm 2010 : từ 4.0 đến 4.5 triệu lao động

+ Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên liệu phụ nội địa trên sẩn phảmdệt may xuất khẩu

- Năm 2005: đạt trên 50% - Năm 2010 : trên 70% + Vốn đầu tư phát triển

- Tổng vốn đầu tư phát triển dệt may giai đoạn 2001-2005: 35000 tỷ đồng - Tổng vốn đầu tư phát triển dệt may giai đoạn 2005-2010: 30000 tỷ đồng - Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2010 đạt 1500 tỷ

đồng.

3.1.4.Dự báo chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới năm 2010 a) Mục tiêu của công ty trong thời gian tới năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu của công ty là đầu tư hiện đại hoá dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển dần việc gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm và tăng khả năng tự cung ứng nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ xuất khảu , phấn đấu làm chủ sản xuất và giảm dần sự lệ thuộc vào đối

tác nước ngoài.

Theo kế hoạch:

+ Năm 2006: công ty sản xuất 7.975 triệu sản phẩm với kim ngạch ước tính đạt 36.3 triệu USD.

+ Năm 2010: công ty sản xuất 13.707 triệu sản phẩm với kim ngạch đạt 59.6 triệu USD.

b) Nhiệm vụ cụ thể của công ty trong thời gian tới

Để đạt mục tiêu cụ thể nêu trên công ty cần làm tốt các việc sau:

-Duy trì và mở rộng thị trường truyền thống đồng thời phát triển những thị trường mới bằng cách tăng cường những sẳnphẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, khôi phục lại thị trường CHLB Nga thông qua các chương trình của Chính phủ.

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu và đầu tư mới một số cơ sở sản xuất mặt hàng may mặc có công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại nhằm tăng thêm sức cạnh tranh cho mặt hàng hiện nay

- Chú trọng nhiều hơn nữa vào việc chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang tự sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở:\

+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại bằng cách trực tiếp tiếp cân thị trường với khách hàng

+ Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thiết kế triển khai mẫu mốt sản phẩm mới + Có kế hoạch chủ động cung cấp được nguyên liệu từ trong nước

+ Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có đủ trình độc chuyên nghiệp đặc biệt là chuyên viên marketing quốc tế.

- Nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.Đây là một tài sản vô hình vô cùng quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường

3.2.Đề xuất hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An

3.2.1.Hoàn thiện tình thế và thời cơ chiến lược marketing xuất khẩu.

3.2.1.1) Môi trường bên trong của công ty *) .Những điểm mạnh của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An pptx (Trang 48 - 51)