Với Nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An pptx (Trang 68 - 76)

a) Hoàn thiện luật pháp- chính sách xuất khẩu

Trước hết, Chính phủ cần tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An nói riêng có thể mở rộng tầm hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Các chính sách về xuất khẩu của Nhà nước là cần có sự khuyến khích hơn nữa đặc biệt là những mặt hàng có thế mạnh, mũi nhọn đặc biệt là hàng may mặc ví dụ như: chính sách về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất hàng may mặc.

Bên cạnh đó, cần có chính sách quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu trong nước.Vì thực tế hiện nay ngành may mặc nước ta phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nước ngoài.Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam thường bị động trong hoạt động kinh doanh nên rủi ro là rất cao.

Có biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế vào lĩnh vực này nhằm tận dụng dây chuyền công nghệ hiện đại sẵn có, trình độ khoa học quản lý tiên tiến.

Hơn nữa, cần tiếp tục tăng cường hợp tác đối ngoại song phương và đa phương nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước có thêm mối quan hệ với các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, AFTA, EU….để các công ty kinh doanh quốc tế của nước ta có được những ưu đãi lớn nhất trên thị trường , có được sự đỗi xử bình đẳng, quan hệ cạnh tranh lành mạnh.

Cuối cùng nên giảm bớt các thủ tục hành chính trong cơ chế cấp giấy phép xuất nhập khẩu, các thủ tục về hải quan cũng như có kế hoạch thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế rộng khắp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả tại thị trường quốc tế.Đồng thời tăng cường vai trò của hiệp hội dệt may Việt Nam- Vinatex, coi đó là nền tảng cho các công ty kinh doanh hàng dệt may Việt Nam cùng hỗ trợ và phát triển.

b)Hoàn thiện chính sách thuế và thực hiện trợ cấp xuất khẩu *) Về thuế xuất khẩu

Đây là công cụ quan trọng để điều tiết hoạt động xuất khảu hàng hóa của quốc gia.Trong tiến trình tham gia vào Asean, hội nhập AFTA và tiến trình tham gia vào WTO, thuế xuất khẩu của Việt Nam có nhiều thay đổi và cũng tồn tại nhiều bất cập như; tỷ lệ thuế cao, các quy định về thuế còn rườm rà, trùng lặp nhiều gây ảnh hưởng đến giá bán và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường và nghĩa vụ thuế chưa bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp tìm cách trốn thuế

Vì vậy, những ưu đãi về thuế không xác định theo thành phần kinh tế, nguồn gốc đầu tư mà phân biệt theo quy mô doanh nghiệp, theo vùng, theo quá trình sẩn xuất kinh doanh và theo sự tác động tới việc giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội của công ty như: sử dụng nhiều lao động, giảI quyết việc làm………Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thành chính sách thuế đơn giản hơn, trành nhiều mức thuế phức tạp.

*) Về trợ cấp xuất khảu

Nhà nước nên phát huy và mở rộng hơn nữa hình thức trợ cấp xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp .Có thể ưu đãI về lợi tức cho các doanh nghiệp trong nước lớn hơn hoặc bằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- mức thuế là 25% trong khi của các doanh nghiệp trong nước từ 25-45%

Song song với các hình thức trợ cấp trực tiếp, Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích vào thị trường nội địa, khơi thông thị trường quốc tế.Với các biện pháp cung cấp các thông tin về thị trường, khoa học công nghệ, luật pháp, đối tác kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh. Nhà nước có thể giúp các doanh nghiệp giới thiệu triển lãm và quảng cáo, đào tạo chuyên gia kinh doanh xuất khảu cả về nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế.

c) Hoàn thiện chính sách tín dụng

Để chiếm lĩnh được thị trường, các doanh nghiệp có khả năng phảI bán chịu hoặc bán trả chậm cho các bạn hàng.Nên sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước là rất cần thiết đối với các công ty kinh doanh xuất nhâp khẩu trong đó có công ty sẩn xuát xuất nhập khẩu Việt An. Nhà nước cần có chính sách ưu đãI về tín dụng cho các công ty giúp

công ty ổn định đựoc nguồn hàng cũng như khách hàng.Hoạt động cấp tín dụng có thể là trước hoặc sau khi công ty giao hàng, hoặc có thể cho bạn hàng nước ngoại với lãi suất ưu đãi để họ mua hàng của nước ta.

Ngoài ra Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách nới lỏng các quy định về bảo lãnh trong việc doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, và thanh toán bằng sản phẩm sản xuất được từ nguồn vay đó.

Bên cạnh đó, Nhà nước có thể sử dụng chính sách bảo lãnh tín dụng để các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu yen tâm khi phát sinh viẹc khách hàng trả chậm hoặc không thực hiện việc thanh toán nhằm tránh rủi ro cho cong ty kinh doanh trong nứoc.Nhà nước nên phát huy hiệu quả các dịch vụ của bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, có thể thành lập quỹ bảo lãnh tín dụngnhư bảo lãnh chứng từ thương mại.

3.3.2..Với Hiệp hội Dệt may

Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh rằng: “ Hiệp hội Dệt may mới là tổ chức đóng vai trò quyết định chứ không phải là các Bộ, các Ngành trong việc xây dựng, hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.Qua đó thấy được rằng Hiệp hội có sự hỗ trợ rất quan trọng nên đòi hỏi Hiệp hội cần đưa ra những biện pháp, kế hoạch cụ thể để giúp các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt xuất khảu hàng may mặc ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của Hiệp hội chưa thực sự có hiệu quả, chưa thu hút được nhiều công ty dệt may trong nước tham gia. Do vậy, các hoạt động cụ thể của Hiệp hội như sau:

- Xây dựng và đoàn kết giữa các doanh nghiệp dệt may trong nước thành một thể thống nhất hoạt động vì mục tiêu chung là tăng cường sự trợ giúp lẫn nhau giữa các thành viên nhằm bảo vệ lợi ích chung, chống lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài

- Phối hợp với các Ngành, các Bộ như: Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ban Đối ngoại… cung cấp các thông tin kịp thời để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Kết luận

Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan và nó đặt ra những cơ hội và thách thức đối với bất cứ quốc gia nào. Đối với Việt Nam cũng vậy, quá trình hội nhập được bắt đầu với việc ký kết các hiệp định thương mại songphương,khu vực và đa phương, Việt Nam có thể tham gia vào thương mại thế giới, không phân biệt đối xử dựa trên quy chế tối huệ quốc (MMF) và đối xử quốc gia (NTR). Đây là lợi ích quan trọng nhất, bởi Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường trên cơ sở bình đẳng và sự cạnh tranh lành mạnh với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh và của các nước nhập khẩu. Sự mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu không những giúp tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn phân tán được rủi ro thương mại. Quan hệ thương mại của Việt Nam đã được mở rộng hơn nhờ việc gia nhập ASEAN, APEC, ký kết hiệp định với EU và Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, đàm phán gia nhập WTO. Với chiến lược tăng trưởng kinh tế nhờ vào xuất khẩu, tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế lớn….

Đi sâu nghiên cứu thực tế để củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường đồng thời vận dụng những kiến thức đó như thế nào để phù hợp với thực tế là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Thương mại quốc tế. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An những năm qua, đã cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. Để kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì việc nghiên cứu và vận dụng những nguyên lý cơ bản của marketing xuất khẩu vào hoạt động xuất khẩu thực tiễn của doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp thiết.

Trong thời gian qua, công ty Việt An đã rất nhiều cố gắng để đạt đựơc những thành quả như ngày hôm nay. Tuy nhiên, để có thể đạt được những mục tiêu xuất khẩu đặt ra trong thời gian tới, công ty còn phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn mà không thể ngày một ngày hai khắc phục được.Đề tài” Hoàn thiện chiến lược

Marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An” được đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty Việt An, những cơ hội và thách thức trong tiếp cận và thâm nhập các thị trường xuất khẩu.Qua bài luận văn này, hy vọng phần nào giải quyết được những vướng mắc hiện đang tồn tại trong tổ chức quản lý và xuất khẩu hàng may mặc, nhằm khuyến khích xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, đưa hàng dệt may của công ty lên vị trí cao hơn nữa, xứng đáng với tiềm năng phát triển của công ty cũng như của cả ngành Dệt- May trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

Marketing quốc tế và marketing xuất khẩu nói riêng là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Do đó, bài luận văn này không tránh khỏi có nhiều sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô,bạn bè và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề đặt ra trong luận văn này để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

- Marketing Thương mại quốc tế – PGS.TS Nguyễn Bách Khoa - Chiến lược kinh doanh quốc tế. – PGS.TS Nguyễn Bách Khoa - Quản trị Marketing – Philip Kotler

- Marketing căn bản – Phan Thăng và Phan Đình Liên - Kĩ thuật và chiến lược Marketing trong doanh nghiệp.

- Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng May mặc Việt Nam. Giai đoạn 2001 - 2002. NXB Thống kê 2001.

- Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Việt An năm 2001-2004.

- Tạp chí thời trang trẻ, Tạp chí Thương Mại - - Và một số tài liệu khác.

- Truy cập các trang Web: + www.google.com +www. Vinaseek.com +www.mofcom.gov.vn +www.mot.gov.vn +www.trade.hochiminh.gov.vn +www.dncustoms.gov.vn

mục lục

lời nói đầu ... 1

Chương I: một số lý luận cơ bản về hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu của công ty kinh doanh ... 5

1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của Marketing xuất khẩu. ... 5

1.1.1.Khái niệm về Marketing xuất khẩu. ... 5

1.1.2. Bản chất và vai trò của Marketing xuất khẩu. ... 6

1.2.Phân định nội dung và hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế. ... 7

1.2.1. Phân tích tình thế và thời cơ chiến lược marketing xuất khẩu ... 6

1.2.2.Hoạch định mục tiêu chiến lược ... 8

1.2.3. Hoạch định marketing mục tiêu ... 9

1.2.4. Xác lập và triển khai các yếu tố Marketing hỗn hợp ... 14

1.2.5.Triển khai chiến lược ... 19

1.2.5.1) Ngân sách cho chiến lược Marketing xuất khẩu ... 19

1.2.5.2)Nguồn lực của công ty kinh doanh quốc tế ... 19

1.2.5.3) Kế hoạch hành động của công ty... 20

1.2.6.Kiểm soát chiến lược ... 21

1.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ... 21

Chương II: Thực trạng chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu việt an ... 27

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. ... 27

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty. ... 27

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh sản xuất chủ yếu. ... 28

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất kinh doanh của công ty Việt An.29 2.2.Thực trạng chiến lược marketing xuất khẩu sản phẩm của công ty ... 29

2.2.1.Thực trạng tình thế và thời cơ chiến lược marketing xuất khẩu ... 29

2.2.2.Thực trạng mục tiêu chiến lược của công ty ... 30

2.2.4. Thực trạng triển khai hoạt động chiến lược Marketing Mix của công ty ... 34

2.2.5. Thực trạng triển khai chiến lược của công ty ... 38

2.2.6. Thực trạng kiểm soát chiến lược marketing ... 40

2.3. Đánh giá chung ... 40

Chương III.những đề xuất hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An ... 43

3.1. Dự báo những tác động của môi trường... 43

3.1.1. Dự báo những tác động của môi trường tới ngành dệt may Việt Nam ... 43

3.1.2 Dự báo những tác động của môi trường tới công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An... 43

3.1.3.Dự báo chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam tới năm 2010 ... 44

3.1.4.Dự báo chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới năm 2010 ... 45

3.2.Đề xuất hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An ... 46

3.2.1.Hoàn thiện tình thế và thời cơ chiến lược marketing xuất khẩu. ... 46

3.2.1.1) Môi trường bên trong của công ty ... 46

3.2.1.2) Môi trường quốc tế ... 47

3.2.1.3) Môi trường quốc gia ... 48

3.2.1.4) Môi trường ngoài nước ... 49

3.2.2. Hoàn thiện mục tiêu chiến lược ... 50

3.2.3. Hoàn thiện marketing mục tiêu ... 50

3.2.4. Hoàn thiện chiến lược marketing – mix ... 52

3.2.5.Hoàn thiện việc triển khai chiến lược ... 59

3.3 .Một số kiến nghị vĩ mô ... 62

3.3.1. Với Nhà nước... 62

3.3.2.Với Hiệp hội Dệt may ... 64

Kết luận ... 66

Nhận xét của công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Việt An ... 68

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An pptx (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)