a) Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt Anlà xuất khảu . Do vậy, việc tìm kiếm, khai thác, duy trì và phát triển các thị trường xuất khảu ở nước ngoài là rất quan trọng, Chính vì vậy, cần có sự đánh giá, phân tích để hoàn thiện hơn trong việc lựa chọn thị trường xuất khảu .
*) Thị trường Mỹ: là thị trường tiêu thụ giàu có nhất thế giới.Đây là thị trường rộng lớn và hấp dẫn nên có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng đang cố gắng thâm nhập .Do vậy, công ty nên đầu tư nhiều thời gian và công sức cho thị trường này.Quan trọng hơn, công ty phải chú ý đến tập quán thương mại của Mỹ, luật pháp Mỹ.Mỹ có thói quen thường yêu cầu mua hàng F.O.B tức là mua thẳng hàng thành phẩm.Vì thế, doanh nghiệp phảI đảm bảo từ khâu tổ chức nguồn nguyên liệu, sản xuất cho tới khâu bao bì, đóng gói đưa cho khách hàng.Đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ thường có giá trị lớn, thời hạn thanh toán lại ngắn nên công ty cần phảI xem xét khả năng hợp tác với công ty khác để cung cấp, giao hàng đúng hạn
*) Thị trường EU: tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này đang có xu hướng giảm dần do thị trường EU đang ngập tràn những sản phẩm may mặc của Trung quốc.Và đây cũng là thị trường khó tính, yêu cầu cao đối với sản phảm xuất khảu .Công ty không nên đối đầu với Trung quốc mà tìm kiếm “ khe hở “ tại thị trường này.Ví dụ Đức cũng là một thị trường tiềm năng, ít khó tính hơn, không đòi hỏi cao quá về mẫu mã, kiểu cách chỉ quan tâm đến chất lượng. Và những yêu cầu đó công ty có thể đáp ứng đươc.Đây có thể là cơ hội mới cho công ty .
Trung quốc trên thị trường các nứoc như: Hàn quốc, Đài loan, Hồng Kông……..do một số các nước này có địa lý gần nhau.Tuy nhiên, Trung quốc chỉ nhận những đơn hàng lớn nên bỏ ngỏ các đơn hàng nhỏ tại thị trường Đông á.Do vậy, công ty nên quan tâm đến thị trường này.
*) Thị trường Nhật Bản: có đặc điểm truyền thống rất cao, ít chạy theo mốt thời thượng.Tuy nhiên, kim ngạch xuất khảu của công ty vào thị trường này rất nhỏ nhưng trong thời gian tới nhiều nhà nhập khẩu Nhật bản sẽ chuyển đơn hàng sang vn, Điều đó làm tăng thêm thị phần cho các công ty xuất khảu hàng may mặc tại Việt Nam.
b) Hình thức xuất khẩu
Theo các phân tích về thực trạng phương thức xuất khâủ của công ty thấy rằng công ty đang dần tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, Tuy nhiên, với phương thức này công ty còn ít kinh nghiệm nên cần cẩn trọng trong việc mở rộng, thâm nhập và ký kết hợp đồng đối với các đối tác. Và để nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp cần:
Thứ nhất, đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu: công ty cần cố gắng tạo nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt để sản xuất sản phẩm may mặc có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Kết hợp phát triển sản xuất phụ liệu trong nước với việc tranh thủ đàm phán để giành quyền chủ động chọn nhà cung cấp phụ liệu cho sản phẩm may.
Thứ hai, từng bước tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế. Để có thể xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm của công ty phải được kinh doanh bằng các nhãn mác của chính mình trên thị trường quốc tế.Muốn đạt được điều này công ty cần:
+ Tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã vải cũng như sản phẩm may.
+ Tổ chức tốt công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
Thứ ba, chú trọng công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở nhiều nước, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc. Hiện tại, công ty chủ yếu xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho các nước khác. Để có thể xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm dệt may của công ty cần khẳng định vị trí của mình trên thị
trường thế giới bằng nhãn hiệu của chính mình. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải chịu chi phí có khi lên tới hàng ngàn USD. Vì vậy, để tiết kiệm các chi phí công ty có thể kết hợp các công ty may khác để cùng đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.
Đồng thời công ty vẫn tiếp tục duy trì phương thức hợp tác xuất khẩu – gia công quốc tế. Với phương thức này công ty sẽ tăng cường giải quyết vấn đề lao động trong nước hiện nay, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng quản trị từ phía đối tác.
Cuối cùng với phương thức xuất khảu gián tiếp trong thời gian tới, công ty nên giảm dần tỷ trọng của nó và tiến tới không sử dụng phương thức này vì lợi nhuận đem lại rất thấp.Và công ty không thể kiểm soát được hoạt động của các trung gian thương mại này ngoài thị trường nước ngoài.