0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ứng dụng các phương pháp tính giáthành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỂU LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PPTX (Trang 31 -38 )

Trên cơ sở các phương pháp tính giá thành sản phẩm nói trên, kế toán cần lựa chọn và áp dụng phương pháp thích hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp như: đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như đối tượng tập hợp CPSX.

1.9.2.1. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Đối với loại hình doanh nghiệp này sản phẩm thường có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa theo các đơn đặt hàng.

Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã sản xuất hoàn thành của từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất.

Kế toán chi phí sản xuất tổ chức tập hợp CPSX theo từng sản phẩm, từng lô hàng hoặc từng đơn đặt hàng.

+ Đối với chi phí trực tiếp ( như chi phí NL, VL trực tiếp, chi phí NCTT ) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hoạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc.

+ Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn cho tiêu chuẩn phù hợp như ( giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp..)

Phương pháp tính giá thành: Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ hay phương pháp liên hợp.

Cuối mỗi tháng căn cứ CPSX đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán CPSX để ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan. Khi nhận chứng từ xác nhận đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là trị giá của sản phẩm dở dang.

Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn ( phân xưởng ) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy cho đến khi tạo ra thành phẩm.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành thì tuỳ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm, ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm ( NTP ) ở từng giai đoạn và thành phẩm. Khì tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Phương pháp tính giá thành là phương pháp cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp để tính giá thành.

Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành được chia thành 2 phương án:

1.9.2.2.1 Phương án tính giá thành có tính giá thành NTP

Đối tượng tính giá thành trong phương án này là NTP hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm.

Kế toán áp dụng nhiều phương pháp tình giá thành: phương pháp đơn giản và phương pháp cộng chi phí.

Kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của NTP giai đoạn trước, sau đó chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng để tính được tổng g+iá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. Do cách kết chuyển chi phí như vậy nên phương án này còn gọi là phương pháp phân bước có tính giá thành NTP hạch còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

+ Chi phí NL, VL trực tiếp Tổng giá thành và Tổng giá thành và CP chế biến giai đoạn I CP chế biến giai đoạn II CP chế biến giai đoạn n Trị giá NTP giai đoạn n- 1 chuyển sang Trị giá NTPGĐI chuyển sang Tổng giá thành và + + +

7 Công thức tính: Z1= DDK1+ C1- DCK1 Z1= Z1 Q1 Trong đó:

Z1: Tổng giá thành của NTP hoàn thành GĐI Z1: Giá thành đơn vị

C1: Tổng CPSX đã tập hợp ở GĐI

DDK1, DCK1: CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ GĐI Q1: Sản lượng NTP hoàn thành GĐI

Kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 154 ( chi tiết GĐ II ) : Trị giá NTP GĐ I chuyển sang GĐ II. Nợ TK 155, 157, 632: Trị giá NTP GĐI nhập kho hoặc bán ra ngoài. Có TK 154 ( chi tiết GĐ I ) : Trị giá NTP GĐ I sản xuất hoàn thành. Tiếp theo căn cứ vào giá thành thực tế NTP GĐ I chuyển sang GĐ II và các chi phí chế biến đã tập hợp được của GĐII để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của NTP hoàn thành của GĐII.

Z2= DDK2+Z1+C2-DCK2

J2= Z2 Q2 Kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 154 ( chi tiết GĐ III ) : Trị giá NTP GĐ II chuyển sang GĐ III. Nợ TK 155, 157, 632: Trị giá NTP GĐII nhập kho hoặc bán ra ngoài.


Có TK 154 (chi tiết GĐ II): Trị giá NTP GĐ II sản xuất hoàn thành. Cứ tuần tự từng bước như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm.

ZTP= DDKn+ Zn-1+Cn- DCKn

JTP= ZTP QTP Kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 155 : Trị giá thành phẩm nhập kho.

Nợ TK 157, 632: Trị giá thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài.

Có TK 154 (chi tiết GĐ n ):Trị giá thành phẩm sản xuất hoàn thành. Việc kết chuyển tuần tự giá thành NTP từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể theo số tổng hợp hoặc từng khoản mục chi phí.

+ Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp dẫn đến giá thành của NTP từ GĐII đến giá thành thành phẩm không phản ánh đúng các khoản mục chi phí, phải tính hoàn nguyên ngược trở lại theo các khoản mục chi phí quy định việc hoàn nguyên rất phức tạp, do vậy ít được sử dụng trong thực tế.

+ Nếu kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí có nhược điểm khối lượng tính toán nhiều nhưng giá thành NTP của các giai đoạn và giá thành thành phẩm được phản ánh theo từng khoản mục chi phí, phù hợp với công tác quảnm lý chi phí nên được áp dụng phổ biến trong các doanh ngiệp sản xuất.

1.9.2.2.2 Tính giá thành theo phương án không tính giá thành NTP

Trong phương án này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành và phương pháp tính giá thành ứng dụng là phương pháp cộng chi phí.

Trước hết kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của các giai đoạn sản xuất để tính ra gía thành thành phẩm.

Vì cách kết chuyển chi phí để tính giá thành như vậy nên phương án này còn gọi là phương pháp phân bước không tính giá thành NTP hay còn gọi là phương pháp kết chuyển song song.

Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương pháp kết chuyển song song

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III

Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song.

Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm. Tính chi phí NL, VL trực tiếp từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm.

Czn= DDKn+Cn x QTP QTP+QDN

Trong đó:

CZN: CPSX của giai đoạn n trong giá thành thành phẩm DĐKn: CPSX dở dang đầu kỳ của giai đoạn n

Cn: CPSX phát sinh ở giai đoạn n.

QTP: Sản lượng TP hòan thành ở giai đoạn cuối QDn: Sản lượng sản phẩm dở dang ở giai đoạn n.

Sản lượng sản phẩm dở dang ở các giai đoạn ( Q-Đn ) được tính phụ thuộc vào phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp áp dụng. Bao gồm: sản lượng, sản phẩm dở dang ở tại giai đoạn đó và đang tiếp tục chế biến dở dang ở các giai đoạn sau:

 Tính chi phí chế biến ( CPNCTT, CPSXC ) vào giá thành sản phẩm: - TH1: đánh giá SPDD theo CPNLVLTT.

CZn = D ĐKn + Cn x QTP QTP + QDSn

Giá thành sản xuất của thành phẩm CPSX phát sinh của GĐn CPSX của GĐn nằm trong giá CPSX phát sinh của GĐI CPSX phát sinh của GĐII

CPSX của GĐI nằm trong giá thành TP CPSX của GĐII nằm trong giá

Kết chuyển song song từng khoản mục

Trong đó:

QDSn: Khối lượng dở cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn n

- TH2: Đánh giá SPDD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

CZN= DĐKn+ Cn x QTP QTP+ Q’Dn + QDSn

Trong đó:

Q’Dn: Khối lượng SPĐ cuối kỳ giai đoạn n quy đổi ra sản phẩm hòan thành tương đương giai đoạn n.

Bước 2: Kết chuyển song song CPSX từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng KMCP để tính giá thành sản xuất của thành phẩm.

ZTP =  CZN

Tính giá thành sản phẩm theo phương án không tính giá thành NTP giúp cho việc tính giá thành được nhanh chóng nhưng do không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn nên không có số liệu để ghi sổ kế toán NTP nhập kho, NTP giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau. Số dư cuối kỳ ở sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng giai đoạn cũng không thể hiện tương ứng với sản lượng sản phẩm dở dang hiện có ở từng giai đoạn.

Chương II

Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp

quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Đông Anh

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỂU LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PPTX (Trang 31 -38 )

×