3. Quá trình phát triển ngành thuỷ sản
1.1 Cam kết WTO về ngành thuỷ sản
* Cam kết về thuế:
Theo nguyên tắc tôn trọng các cam kết khu vực (nhưng không trái ngược với WTO). Do vậy quan điểm của chúng ta về thuế đối với hàng thuỷ sản giống như cam kết thực hiện CEPT là bảo hộ đối với sản xuất thuỷ sản chế biến trong nước và khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ dể chế biến tái xuất khẩu. Vì lẽ đó, trong đàm phán với WTO đối với nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản việc cắt giảm thuế nhanh và cao hơn, còn đối với thuỷ sản chế biến, mức giảm sẽ thấp và chậm.
Cam kết cắt giảm thuế khi Việt Nam gia nhập WTO
Nhóm hàng Mức thuế hiện nay Phương án cắt giảm
Thuỷ sản tươi sống 30 20
Thủy sản chế biến 50 40
Nguồn: Bộ Thủy sản * Đối với vấn đề trợ cấp
Trong hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM), và Hiệp định nông sản (AoA) các dạng hỗ trợ của Nhà nước thuộc về hộp màu xanh đều được WTO chấp nhận như: Các hỗ trợ của Nhà nước thuộc về cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, đào tạo, khuyến ngư, kiểm dịch, giám định, dịch vụ xúc tiến, tiếp thị nhằm phát triển thị trường. Vì đây là những hỗ trợ không gây thiệt hại cho Nhà nước thành viên và không bóp méo thương mại.
Thực tế các hỗ trợ tài chính của Nhà nước trong những năm qua cho thuỷ sản chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng như: cảng cá, khu neo đậu trú bão, đầu tư cho thuỷ lợi nhằm phát triển nuôi thuỷ sản, trại giống quốc gia, phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn, khuyến ngư, đào tạo, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.. . Nhưng tổng mức hổ trợ này còn quá nhỏ bé so với nhu cầu, chẳng hạn như Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, mức đầu tư cần thiết là khoảng 500 đến 700 tỷ
VNĐ/năm cho thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng, nhưng nhà nước mới chỉ đầu tư được 150-180 tỷ VNĐ. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng khai thác cũng đang được đầu tư nhưng mới ở bước đầu tư ở quy mô nhỏ chưa hoàn thiện.. .
Ngoài những tài khoản tài trợ từ ngân sách Nhà nước, năm 1997 Chính phủ còn có chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đối với hoạt động đóng mới và cải tạo đoàn tàu đánh cá xa bờ. Đến năm 2000, Nhà nước ban hành cơ chế cho vay ưu đãi đối với nuôi trồng thuỷ sản nhằm phát triển theo hướng bền vững, chuyển một bộ phận đánh bắt ven bờ sang nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt xa bờ, chế biến và dịch vụ hậu cần cho nghề cá, góp phần tạo việc làm xoá đối giảm nghèo, bảo vệ nguồn lợi hải sản. Nhưng thực tế việc thực hiện chương trình này cũng chưa đạt hiệu quả cao, do khả năng thế chấp không có, thu hồi vốn chậm. Nếu so sánh với các khoản trợ cấp mà các nước khác đầu tư cho thuỷ sản thì sự hỗ trợ của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Ví dụ như EU từ năm 1994 đến năm 1999 tài trợ cho khai thác thuỷ sản là: 1,84 tỷ USD; tài trợ cho nuôi trồng thuỷ sản là 329,2 triệu USD; tài trợ cho lĩnh vực chế biến và thương mại 802,1 triệu USD. Ngay trong khu vực, hai năm 1999, 2000, Thái Lan có chương trình đầu tư cho nghề cá với mức 11,3 triệu USD, riêng phát triển cá ngừ đá trợ cấp là 0,6 USD/Kg.
Tất cả các khoản hổ trợ tín dụng này của Việt Nam so với tổng mức tài trợ của EU đều quá nhỏ bé và đều phù hợp với quy định của WTO. Mặc dù vậy, chính sự trợ cấp của các nước phát triển quá lớn đã làm cho cạnh tranh về mặt hàng thuỷ sản mất bình đẳng trên thị trường quốc tế và người khó khăn vẩn là các nước đang phát triển và cũng chính họ hay bị khiếu kiến, thua thiệt.
* Đối với vấn đề bảo vệ nguồn lợi và bảo vệ môi trường
Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, việc Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường cũng như xây dựng nhiều chương trình nhằm thực hiện các quy định quốc tế, cụ thể:
- Việt Nam đã tham gia công ước về bảo vệ động vật hoang dã (Trong đó có các loài thuỷ sản quý hiếm có nguy cơ diệt vong). Cấm khai thác thuỷ sản quý hiếm theo quy định của CITES về kích cỡ loại thuỷ sản xuất khẩu.
- Thực hiện hướng dẫn doanh nghiệp theo ISO 14000 về chế biến thuỷ sản, thay thế tác nhân lạnh bằng các tác nhân khác làm hại tầng ô zôn của khí quyển.
-Tăng cường khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản, Nhằm vừa khai thác vừa bảo vệ phát triển thuỷ sản Việt Nam.
* Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhằm khai thác thuỷ sản một cách có hiệu quả, một trong những vấn đề cần quan tâm của nghành là vấn đề an toàn thực phẩm. Do vậy, ngay từ đầu những năm 90 ngành thuỷ sản đã đưa nhiều đợt người đi tham gia học về tiêu chuẩn HACCP ở Ấn Độ (năm 1990), ở Thái Lan (năm 1991), ở thành phố Hồ Chí Minh (năm 1991). Năm 1994 đã nghiên cứu và bổ sung các quy định của EU. Năm 1997, tiếp tục sửa đổi theo định về luật thực phẩm của Mỹ. Bộ Thuỷ sản đã ban hành nhiều tiêu chuẩn nghành về đảm bảo an toàn vệ sinh của các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ thuỷ sản như chương trình kiểm soát dư lượng độc tố sinh học của vùng tam giác nhuyễn thể hai vỏ, vùng nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy, đến nay EU đã công nhận 8 vùng nuôi nhuyễn thể của Việt Nam tại Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn ban hành các tiêu chuẩn về chất phụ gia, ghi nhãn, bao gói, phương pháp kiểm nghiệm trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, đến nay Việt Nam đã có 125 cơ sở chế biến đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, chiếm khoảng 60% cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu và doanh số của các đơn vị này chiếm 80% giá trị kim ngạch xuất khấu của toàn ngành.
* Về yêu cầu cạnh tranh lành mạnh bình đẳng
Một trong những nguyên tắc của WTO là các thành viên phải thực hiện cạnh tranh lành mạnh trong buôn bán quốc tế bằng cách cho nhau hưởng chế độ tối huệ quốc (MNF) và chế độ độ đối xử quốc gia (NT). Để cạnh tranh lành mạnh các nước không được sử dụng các biện pháp can thiệp của Nhà nước vào buôn bán quốc tế. Việt Nam trong những năm qua tuy chưa phải là thành viên chính thức của WTO nhưng cơ bản đã chấp hành tốt những quy định của tổ chức này.
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam những năm qua tăng khá nhanh, đã làm cho một số nước tìm cách cản trở. Vụ cá basa là một ví dụ điển hình. Khi xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam vào Mỹ tăng, thì Hiệp hội cá nheo của Mỹ (CFA) tìm mọi cách để hạn chế xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta vào thị trường này. Tư việc tuyên truyền bôi xấu về chất lượng, đến cấm không cho mang tên “Catfish”. Nhưng việc làm đó vẫn không cấm được nhu cầu của người dân Mỹ nhập khẩu cá của Việt Nam, cuối cùng vì lợi ích của một số chủ trang trại nuôi cá nheo ở Mỹ, chính phủ này đã áp đặt thuế chống phá giá đối với sản phẩm cá tra, basa từ Việt Nam.