Tác động WTO đến ngành thuỷ sản

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thuỷ sản của việt nam hiện nay (Trang 35 - 39)

3. Quá trình phát triển ngành thuỷ sản

1.2Tác động WTO đến ngành thuỷ sản

Về thuận lợi, thứ nhất là, việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thuỷ sản.

Thứ hai là, sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thuỷ sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và trong trường hợp nếu giá nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện.

Thứ ba là, để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ Thuỷ sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.

Thứ tư là, vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển thuỷ sản tại Việt Nam.

Với công nghệ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản mới và tiên tiến của các nước du nhập vào, nước ta sẽ giảm thiểu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh. Khi thực sự bước vào sân chơi mới này thì ‘thị trường và môi trường’ luôn trở thành những vấn đề quan trọng và nổi lên như một trong những nhân tố quyết định đến ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và xuất khẩu điều mà ngành thuỷ sản nước ta phải đối mặt thực tế trong thời gian qua và sắp tới.

Từ chỗ không có tên trên bản đồ xuất khẩu thuỷ sản thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đã liên tiếp có những cú bức phá ngoạn mục để vươn lên vị trí thứ 7 trong tốp ten có kinh ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất, với 2,65tỷ USD đạt được trong năm 2005, có mặt ở 105 thị trường nước ngoài.. .

Tuy nhiên chính sự bùng nổ mạnh mẽ này là một phần khiến cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh cũng như các vụ kiện chống bán phá giá (điển hình như vụ kiện cá tra, cá ba sa và vụ kiện tôm).

Khi đã tham gia vào WTO, thuỷ sản Việt Nam, đương nhiên, đã có một ‘hành trang’ kinh nghiệm qúy báu từ việc giải quyết những tranh chấp kiểu như vậy, biết rõ ‘cuộc chơi’ sẽ có rất nhiều ‘lắt léo’ để sẵn sàng đối phó, phải gấp gáp ‘học’ và chuẩn bị đầy đủ để đối phó.

Về khó khăn, thứ nhất là, Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khăt khe.

về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Thứ ba là, sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

Thứ tư là, công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu về hội nhập.

Thứ năm là, công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.

Thứ sáu là, năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thuỷ sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các loài thuỷ sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thuỷ sản Việt Nam.

Thứ bảy là, do nước ta là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ.

Thứ tám là, hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thuỷ sản ( hệ thống thuỷ lợi, các chợ thuỷ sản đầu mối, các trung tâm thương mại thuỷ sản) chưa có hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.

Thứ chín là, vấn đề thương hiệu của thuỷ sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ cá basa thành cá mú ở thị trường Mỹ vừa qua.

Có thể nói, WTO có ảnh hưởng tích cực đối với nhiều nền kinh tế thông qua công ước đa phương của một bộ luật hành chính quốc tế mà các nước thành viên quốc tế phải cam kết. Để nắm bắt thời cơ, giảm thách thức, làm cho “cái khó ló cái khôn” và thoát khỏi sức ép của các nước lớn trong điều kiện như vậy, thì cùng với cả nước ngành Thuỷ sản phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, cơ chế thị trường, cải cách hành chính và doanh nghiệp phù hợp với thể chế toàn cầu.

Điều này có nghĩa chính sách phải chứa đựng “yếu tố hội nhập” tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và để chơi được cả sân nhà và sân người. Bên cạnh đó phải hiểu thấu đáo hệ thống pháp luật của các nước thành viên khác nhằm sớm lường trước các rủi ro, vướng mắc khi quan hệ thương mại vào thị trường của họ.

Ngành thuỷ sản muốn phát triển vững chắc cần vượt qua các khó khăn, thách thức biến thách thức thành cơ hội.

Trước hết, vào WTO ta cần nghiên cứu kỹ, phổ biến luật, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của tất cả các thị trường.

Hai là, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững yêu cầu thị trường. Thí dụ như, những gì mà thị trường EU đã chấp nhận đối với hàng thuỷ sản Việt Nam, thì đương nhiên WTO cũng chấp nhận, nhất là các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng thuỷ sản, các mức giới hạn cho phép cũng như quy trình thực hiện; cơ quan kiểm duyệt về chất lượng thuỷ sản Việt Nam và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Thuỷ sản Việt Nam đang xuất khẩu sang các thị trường có điều kiện hơn mình về công nghệ, mức sống. Các nhà máy chế biến của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu đối tác.

Ba là, để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng thuỷ sản nước ta, trong thời gian tới, Bộ Thuỷ sản cần tập trung tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nguyên liệu thuỷ sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hoá đối tượng xuất khẩu với giá thành hạ; tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá, tăng cường năng lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tăng năng lực chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục công tác quy hoạch phát triển thuỷ sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm nguồn cung cấp chính nguyên liệu sạch sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực; tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững; tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thuỷ sản của việt nam hiện nay (Trang 35 - 39)