Chính sách huy động và phân bổ vốn đối với sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thuỷ sản của việt nam hiện nay (Trang 79 - 80)

III. Môi trường và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp.

2. Một số đề xuất chính sách đối với Nhà nước nhằm phát triển thuỷ sản của Việt Nam trong những năm mớ

2.3. Chính sách huy động và phân bổ vốn đối với sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản

tiềm lực tài chính doanh nghiệp còn yéu, đề nghị Nhà nước hỗ trợ bằng cách mua lại các khoản nợ này, hoặc bảo lãnh cho các khoản nợ này để họ có thể chiết khấu chứng từ tại các Ngân hàng thương mại. (Vấn đề bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ tài chính thực hiện kể từ cuối năm 2002 thông qua nghị quyết số 05/2002).

2.3. Chính sách huy động và phân bổ vốn đối với sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản sản

Để tiếp tục phát triển, ngành thuỷ sản cần thực hiện các chính thu hút vốn trong và ngoài nước để đảm bảo phân bổ vốn cho nhu cầu phát triển. Để đảm bảo khả năng huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, Nhà nước cần thực hiện một số chính sách biện pháp sau:

+ Xây dựng ngân hàng cổ phẩn thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó, cần có chính sách thu hút các (nậu vựa), các công ty thuỷ sản lớn tham gia và hoạt động của ngân hàng.

+ Xây dựng hệ thống các quỹ tín dụng nghề cá tại các vùng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trọng điểm với mục tiêu huy động nguồn vốn nhàn rỗi, tạo ra sự lưu chuyển vốn liên tục trong nội bộ ngư dân và các cơ sở sản xuất, chế biến.

+ Khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI thông qua các hình thức liên doanh, 100% vốn nước ngoài vào phát triển ngành thuỷ sản, chủ yếu trong lĩnh vực đánh cá xa bờ, nuôi thuỷ sản biển, nuôi tôm công nghiệp, chế biến kỹ thuật cao, sản xuất cấp thiết bị lạnh kỹ thuật cao, dịch vụ tín dụng nghề các và dịch vụ ngoại thương.

+Điều chỉnh các quy định quản lý về vốn nước ngoài một cách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước có thể vay từ các doanh nghiệp, ngân hàng ngoài nước…

Về chính sách phân bổ các nguồn vốn

Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu dành để đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào các khâu; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm nghề cá, cảng cá, khu neo đậu, trú bão, tàu dịch vụ hậu cần cho các địa phương ven biển và các đảo lớn; đầu tư cho công tác điều tra nguồn lợi hải sản, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai thác hải sản (thuộc lĩnh cực khai thác hải sản); đầu tư công tác quy hoạch các vùng nuôi, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi mục đích vùng sản xuất lúa ven biển sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng các trung tâm giống quốc gia, các trạm quan trắc, dự báo môi trường, kiểm định thuỷ sản (thuộc lĩnh vực nuôi

trồng); đầu tư xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm, xây mới nâng cấp theo chiều sâu cơ quan kiểm tra chất lượng thuỷ sản xuất khẩu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trung tâm công nghệ chế biến thuỷ sản và hệ thống thông tin thị trường (thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản).

Nguồn vốn tín dụng:

+ Đối với hệ thống cung cấp vốn tín dụng thương mại Nhà nước có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại các tổ chức tín dụng xây dựng chi nhánh hoạt động tại các vùng sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản trọng điểm để cung cấp tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh ngành thuỷ sản, bằng các biện pháp như: cấp bù một phần lãi suất thông qua lãi suất tái chiết khấu giữa ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng; hay áp dụng thuế suất ưu đãi đối với tổ chức tính dụng này; hay áp dụng các khuyến khích theo số lượng tín dụng và các khuyến khích khác.

+ Đối với hệ thống tín dụng ưu đãi của Nhà nước (từ các Quỹ tín dụng hỗ trợ của Nhà nước), do hạn chế về vốn của các quỹ hỗ trợ tín dụng, nhằm tăng sức kích thích của chính sách đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có năng lực và hiệu quả thực sự, Trong đó, về lĩnh vực hỗ trợ, Nhà nước cần tập trung và khâu đánh bắt hải sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản có quy mô công nghiệp và tỷ lệ xuất khẩu lớn, các cơ sở chế biến thuỷ sản phục vụ xuất khẩu đã có thương hiệu. Về đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi, Nhà nước cần tập trung các các cơ sở thuỷ sản có quy mô lớn, hay các cơ sở có khả năng phát triển thành các tập đoàn kinh doanh thuỷ sản lớn.

Đối với nguồn vốn FĐI: để tạo môi trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp FĐI đầu tư vào nuôi trồng (đặc biệt ở các vùng đất cát ven biển) ở qui mô lớn, ưu đãi cho các xí nghiệp đi tiên phong trong phát triển nuôi biển, nuôi công nghiệp và các nghề yến trợ cho nuôi công nghiệp…

Đối với nguồn vốn ODA: Nhà nước cần khuyến khích các địa phương sử dụng vốn ODA vào xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, cảng, chợ cá, phòng tránh bão, giao thông, nâng cấo xây dựng cơ sở chế biển thuỷ sản xuất khẩu, sản xuất thức ăn nuôi trồng; phát triển công nghệ cao, thuê chuyên gia phục vụ các chương trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thuỷ sản của việt nam hiện nay (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w